Articles Mr Old Man SỬA ĐỔI ISBP 821 – ICC LẤY Ý KIẾN GÓP Ý PHIÊN BẢN 3 By Mr Old Man Posted on 3 weeks ago 19 min read 0 0 95 Share on Facebook Share on Twitter Share on Google+ Share on Reddit Share on Pinterest Share on Linkedin Share on Tumblr (Lược dịch từ “ISBP revision process – v3 out for comments” – Kim Sindberg) ISBP 821 được các bạn làm công việc liên quan đến thư tín dụng (LC) tại các ngân hàng thương mại và các công ty xuất nhập khẩu xem như cuốn cẩm nang gối đầu giường để tham khảo lập và kiểm tra chứng từ theo UCP 600. Hiện ICC đang tiến hành sửa đổi ISBP 821 và đã gửi phiên bản 3 đến các Ủy ban quốc gia ICC để hỏi xin ý kiến góp ý. Thông tin sơ lược: Các Ủy ban Quốc gia ICC đã được yêu cầu phản hồi về phương án họ lựa chon trong ba phương án sau: Giữ nguyên phiên bản ISBP 821 hiện tại Tiến hành sửa đổi có giới hạn đối với các vấn đề đã được xác định Triển khai quy trình sửa đổi đầy đủ, chính thức Kết quả: Phần lớn ý kiến ủng hộ việc tiến hành sửa đổi có giới hạn dựa trên các vấn đề đã xác định. Trên cơ sở đó, vào tháng 1/2025, một bản ISBP đã được gửi lưu hành với các đề xuất sửa đổi. Hạn chót để gửi ý kiến phản hồi là cuối tháng 3/2025. Đầu tháng 4, một phiên bản mới (V3) đã được lưu hành. Phiên bản này được cập nhật dựa trên phản hồi từ các Ủy ban Quốc gia ICC. Kèm theo là tài liệu “ISBP Revision Draft 1 NC feedback” – tổng hợp đầy đủ các ý kiến từ các Ủy ban Quốc gia và phản hồi từ ICC. Dưới đây là tổng quan các thay đổi được đề xuất trong phiên bản V3: NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH VÀ SỰ MƠ HỒ (Issuing bank and ambiguity) Đề xuất bổ sung nội dung rằng ngân hàng phát hành sẽ chịu rủi ro nếu LC có các điều khoản mơ hồ hoặc mâu thuẫn. (Bổ sung bên cạnh việc người yêu cầu mở LC chịu rủi ro nếu chỉ thị mở hoặc sửa đổi LC bị mơ hồ.) CHI TIẾT QUÁ MỨC (Excessive details) Đề xuất bổ sung nội dung rằng nên tránh thiết lập LC với các yêu cầu chi tiết quá mức. CÁC SAI SÓT TỪNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN (Previously accepted discrepancies) Đề xuất quy định rằng việc ngân hàng từng chấp nhận chứng từ sai lệch trước đó – dù có hay không có thư chấp nhận từ người yêu cầu – không bắt buộc ngân hàng phải chấp nhận lỗi tương tự trong các lần xuất trình sau. KHI ĐỌC TRONG BỐI CẢNH (In context with) Đề xuất làm rõ cụm từ “khi đọc trong bối cảnh với” (liên quan đến điều 14(d) của UCP 600). Cụm từ này sẽ được hiểu dựa trên yêu cầu trong LC, cấu trúc và mục đích của chứng từ, UCP 600 và thông lệ ngân hàng quốc tế – tất cả đều cần được đánh giá để xác định sự phù hợp của chứng từ. TẤT CẢ CHỨNG TỪ (All documents) Đề xuất định nghĩa cụm từ “all documents” (ví dụ: “tất cả chứng từ phải thể hiện số hóa đơn”). Cụm từ này được hiểu là bao gồm tất cả chứng từ mà LC yêu cầu trừ hối phiếu (draft). CHI TIẾT (Details) Đề xuất định nghĩa từ “detailed” (khi dùng để mô tả một chứng từ, ví dụ: “detailed Packing List”) – nghĩa là nếu LC không định nghĩa rõ, thì cụm từ này không có giá trị và nên được bỏ qua. ĐIỀU KIỆN KHÔNG LIÊN QUAN CHỨNG TỪ (Non – documentary conditions) Đề xuất thêm lời cảnh báo đầu đoạn về điều kiện không liên quan chứng từ: Ngân hàng phát hành và người yêu cầu nên đảm bảo rằng mọi điều kiện trong LC đều gắn liền với một chứng từ cụ thể. Khi có điều kiện phi chứng từ trong LC, các bên cần chú ý đến điều 14(d) và 14(h) của UCP 600. BẢN SAO PHOTO HOẶC FAX (Photocopy or facimile copy) Nếu LC yêu cầu bản sao photo hoặc fax của chứng từ gốc, và bản gốc cần có chữ ký, thì bản sao cũng phải thể hiện rằng chứng từ gốc đã được ký. KHÔNG CHẬM TRỄ (Without delay) Đề xuất định nghĩa cụm từ “without delay” dựa trên các trường hợp trong UCP 600 (ví dụ: điều 9 – khi một ngân hàng được yêu cầu xác nhận LC nhưng không đồng ý). Thuật ngữ này được hiểu là ngân hàng cần thực hiện hành động càng sớm càng tốt, phù hợp với hoàn cảnh và tính chất công việc. HỐI PHIẾU (Drafts) Phần thay đổi nhiều nhất nằm ở Mục B liên quan đến hối phiếu: Đề xuất mở đầu mới: LC theo UCP 600 không nhất thiết phải yêu cầu xuất trình hối phiếu, trừ khi LC thanh toán theo hình thức chấp nhận (acceptance). Khuyến nghị nên hạn chế yêu cầu hối phiếu trong LC thanh toán trả ngay, đặc biệt là các hối phiếu trả ngay ký phát cho ngân hàng phát hành, xác nhận hoặc được chỉ định thanh toán. Nếu LC được phát hành qua tin điện SWIFT có xác thực, mọi yêu cầu về hối phiếu chỉ nên nằm trong các trường thông tin chuyên biệt. Đề xuất thay câu: “A draft is to be endorsed, if necessary” thành “A draft need not be endorsed, unless required by the credit.” TIÊU ĐỀ HÓA ĐƠN (Title of invoice) Đề xuất ghi rõ rằng hai thuật ngữ “invoice” và “commercial invoice” được hiểu là tương đương nhau trong LC và theo UCP 600. HÀNG HÓA MIỄN PHÍ (FREE OF CHARGE) Đề xuất làm rõ rằng trừ khi LC cho phép, các mặt hàng ghi là miễn phí (free of charge) không được chấp nhận trong hóa đơn. CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (MMTD) VÀ GIAO HÀNG TỪ CẢNG BIỂN Đề xuất làm rõ trường hợp LC yêu cầu chứng từ vận tải đa phương thức (MMTD) và lô hàng phải khởi hành từ một cảng biển: Chặng đầu tiên của hành trình là bằng đường biển. Trong trường hợp này, MMTD phải thể hiện hàng đã được xếp lên tàu (on board) tại cảng nêu trong LC, và khi đó điều E6 cũng được áp dụng. KẾT LUẬN Một bản dự thảo ISBP 821 đã được gửi đến các Ủy ban Quốc gia ICC để lấy ý kiến phản hồi trước ngày 31/7/2025. Từ những thay đổi và phản hồi đã nhận ở phiên bản V2, có thể thấy rằng các thay đổi hiện nay đã khá hoàn chỉnh, nên có thể không cần thêm một vòng lấy ý kiến nữa. Cá nhân tôi cho rằng như vậy là đủ. —- About Kim Sindberg Kim Sindberg held various positions with Nordea in Copenhagen, most recently as Product Consultant and Technical Advisor in the area of letters of credit and trade finance. Kim holds the following designations: Chairman of ICC Denmark Trade Finance Forum Member of the ICC Banking Commission Member of “ISBP Drafting Group” Member of “IIBLP European Advisory Council” Member of “IIBLP Council on International Standby Practices” Accredited ICC Documentary Credit Dispute Resolution Expertise Expert Author of the book UCP 600 Transport Documents (2012)