Home Uncategorized BILL OF LADING AND LETTER OF CREDIT

BILL OF LADING AND LETTER OF CREDIT

12 min read
0
0
1,789

QUERY FROM THU THUY

Chào anh,

Em la Thủy, sv năm 3 trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Em có một câu muốn hỏi anh.

Em được giao làm 1 đề tài về mối quan hệ giữa B/L và L/C, nhưng vì chưa tiếp xúc trực tiếp bao giờ nên không hiểu rõ lắm. Trong chương trình dạy chỉ có lý thuyết và các điều khoản mà không đề cập rõ mối quan hệ này.

Có phải trên B/L và L/C có những khoản mục được đối chiếu nhau không? Được biết anh có nhiều kinh nghiệm làm việc nên em muốn nhờ anh chỉ bảo giúp. Anh có thể liên lạc cho em qua email cũng được utlon14387@y.c.

Xin cám ơn anh nhiều.

Chúc anh một tuần vui vẻ!

———————————————————–

COMMENT FROM MR. OLD MAN

Chào bạn Thu Thuỷ,

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Mr. Old Man.

Vận đơn đường biển (B/L) – chứng từ quan trọng nhất trong các giao dịch mua bán có yếu tố nước ngoài – là chứng từ chứng minh việc giao hàng đã được thực hiện. Nó được phát hành bởi nhà chuyên chở hoặc đại lý của nhà chuyên chở như là một biên nhận hàng hoá đã được chấp nhận để chuyên chở bằng đường biển. Nó cũng chứa các điều kiện và điều khoản của hợp đồng chuyên chở.

B/L là chứng từ sở hữu hàng hoá (a document of title). Chỉ có người cầm vận đơn mới có thể sở hữu hàng hoá. Nó thường được phát hành theo lệnh (made out to order), do vậy, có thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu.
Theo quy tắc, B/L được phát hành thành nhiều bản gốc. Tất cả các bản gốc hợp thành một bộ đầy đủ (full set). Khi một B/L được xuất trình để nhận hàng, các bản còn lại sẽ không còn giá trị.
Trong số các chứng từ được yêu cầu xuất trình theo L/C, thì B/L là chứng từ hầu như không thể thiếu. Ngân hàng phát hành thường yêu cầu B/L lập theo lệnh của ngân hàng và thường yêu cầu xuất trình một bộ đầy đủ gồm 3/3 B/L trừ khi L/C có quy định ngược lại.

Theo kinh nghiệm nhiều năm làm ngân hàng của tôi, có đến 99,9999% số L/C được phát hành đều yêu cầu xuất trình B/L gốc (0,0001% là L/C cho phép xuất trình B/L copy). UCP 600 Điều 14 (c) quy dịnh việc xuất trình một hoặc nhiều bản gốc chứng từ vận tải theo các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 (các điều quy định về chứng từ vận tải) phải do người thụ hưởng hoặc người thay mặt thực hiện không muộn hơn 21 ngày theo lịch sau ngày giao hàng nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được muộn hơn ngày hết hiệu lực của L/C.
L/C là một thoả thuận, dù được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, là một cam kết không huỷ ngang và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi chứng từ xuất trình phù hợp (UCP 600 Điều 1).

Bạn hãy thử hỏi liệu có ngân hàng chấp nhận phát hành L/C mà không yêu cầu xuất trình B/L gốc. Ngân hàng phát hành không thể chấp nhận trả tiền khi không biết chắc rằng hàng hoá đã được giao, khi không biết chắc rằng ngân hàng/người mở L/C có quyền sở hữu và có thể nhận hàng hoá được mô tả trong L/C.
B/L xuất trình theo L/C phải phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C và phù hợp với quy định về B/L của UCP 600:

+ Hàng hoá mô tả tả trên B/L phải là hàng hoá mô tả trong L/C ?
+ B/L lập theo lệnh, ví dụ: theo lệnh của ngân hàng phát hành hoặc theo lệnh ký hậu để trống, theo quy định của L/C ?
+ B/L được ký hậu (nếu B/L lập theo lệnh)?
+ B/L được ký hợp thức bởi nhà chuyên chở hoặc đại lý của nhà chuyên chở?
+ B/L có ghi chú “đã xếp hàng lên tàu” hợp thức?
……….

Tới đây tôi hi vọng bạn đã hiểu mối quan hệ giữa B/L và L/C.

Chúc bạn thành công.
Nguyễn Hữu Đức (Mr. Old Man) …

Load More Related Articles
Load More By Mr Old Man
Load More In Uncategorized

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

AI CHƠI FACEBOOK CỨ CHƠI, AI DÙNG FACEBOOK CỨ DÙNG

Thuật ngữ “Facebook User” dịch sang tiếng Việt nghĩa là “người dùng Facebook” …