Home Uncategorized TOLERANCE and AVAILABILITY VERSUS PLACE OF EXPIRY

TOLERANCE and AVAILABILITY VERSUS PLACE OF EXPIRY

14 min read
4
0
2,859

QUERY FROM DI CUA BIN

Hôm nay em lại có 2 thắc mắc muốn hỏi ý kiến anh nữa đây:

1/Thắc mắc 1:

Nội dung L/C:

Tiền L/C: USD100,000.00 not exceeding
Mô tả hàng hóa: fabric 50,000 yards price USD2/yard
Field 47A: Invoice must show a deduction USD100 being SWIFT charges claimed by the applicant.

Nội dung Invoice được xuất trình như sau:

Fabric 50,001 yard price USD2
Deduction of SWIFT charges: USD100
Invoice value: USD99,902.00

Bọn em có 2 ý kiến khác nhau:

– Ý kiến 1: bộ chứng từ này bất hợp lệ vì tiền hàng tính ra là USD100,002.00 vuợt tiền L/C (L/C quy định not exceeding ở mục số tiền và số tiền của L/C chỉ là tiền hàng đâu có cộng cả tiền phí SWIFT)

– Ý kiến 2: invoice này được chấp nhận theo điều 18b của UCP. Ý kiến này cho rằng dù tiền hàng lớn hơn tiền L/C nhưng số tiền đòi là USD99,902.00 bé hơn tiền L/C.

Em thì nghiêng về ý kiến 1. Anh vui lòng cho biết ý kiến của anh trong trường hợp này.

2/ Thắc mắc 2:

Nội dung L/C:
Expiry date and place: 20/09/2008 Vietnam
Available with issuing bank in Spain by payment.

Em thắc mắc là tại sao lại quy định expiry place là vietnam, đáng lẽ ra phải là Spain mới đúng chứ vì Ngân hàng chỉ định là ngân hàng mở ở Spain mà. Theo điều 6aii the place of the bank with which the credit is available is the place for presentation .

Em thấy rất nhiều L/C mở như vậy, anh có thấy mâu thuẫn không? Và tại sao họ mở như thế?

Hy vọng nhận được câu trả lời từ anh, cám ơn anh trước.

————————

MR. OLD MAN’ S COMMENTS

Chào bạn,

Cám ơn bạn đã hỏi Mr. Old Man.

Trả lời câu hỏi 1:

ISBP đoạn 65 có giải thích như sau: “Số lượng hàng hoá yêu cầu trong LC có thể thay đổi với dung sai +/- 5%. Quy định này không áp dụng nếu LC quy định rằng số lượng không được tăng hay giảm, hoặc LC quy định số lượng bằng số đơn vị bao kiện (packing unít) hoặc đơn vị chiếc (individual items). Quy định số lượng hàng hoá được phép dung sai lên đến + 5% không có nghĩa là cho phép số tiền thanh toán vượt quá số tiền của LC.
ISBP đoạn 24 giải thích: “Các ngân hàng sẽ không kiểm tra các phép tính toán chi tiết. Các ngân hàng chỉ có nghĩa vụ kiểm tra tổng các giá trị so với LC và các chứng từ khác.”

Căn cứ các quy định trên đây, đối với tình huống của bạn đặt ra, tôi nghiêng về ý kiến 2, tức là chứng từ xuất trình phù hợp.

Trả lời câu hỏi 2:

Tôi đồng ý với bạn là LC trên được phát hành không đúng thông lệ. Tôi trích ở đây một số ý kiến của các chuyên gia về tình huống tương tự như tình huống của bạn để bạn tham khảo thêm:

QUOTE

QUERY FROM SHEILAR

Dear all,

Recently, we've repeatedly received some LCs (under UCP600) with the structure below:

Time & place of expiry: e.g.Aug.08, 2008 China (the beneficiary's country)
available with: the issuing bank by payment (in Italy)

As per SWIFT Standards, the place of expiry in the LC text refers to the place of presentation. According to UCP600 Article 6 (d) (ii), the place of presentation is identical to that of the issuing bank or the nominated bank. Looking back at the above case, we find the mismatch between the place of expiry (i.e. China) and that of the issuing bank (i.e. Italy).

What we concern are:

1.If the beneficiary chooses to present documents directly to the issuing bank, should the time of expiry (i.e.Aug.08, 2008 in this case) still applicable for the sending time when the beneficiary sends his documents from China? e.g. is he allowed to send the documents from China not later than Aug.08, 2008 ? Or he has to make sure that the documents should reach the counter of the issuing bank by the end of Aug.08, 2008?

2. If the beneficiary chooses to present documents through his agent (e.g. Bank A in China) to the issuing bank, Is the issuing bank liable to pay the beneficiary in case the complying documents have been forwarded by its agent in due time but unfortunately lost in transit later?

Thank you
Sheilar

——–

COMMENT FROM KIM CHRISTENSEN

Bad issuance – credit terms in conflict with itself. Party making inquiry should contact issuing bank and explain to them.

———–

COMMENT FROM MR. BOSE

I am in total agreement with the response by Mr. Kim Christensen given in response to Ms. Sheilar’s question. In the question posed, the issue is made confusing by the so-called ‘availability’ clause in the LC. As stated by Mr. Christensen, in this instance the beneficiary has no choice but to ‘present’ documents only to the issuing bank (there is no other nominated bank).

I would only like to add that Position Paper No. 2 issued in September 1994 by the ICC Commission on Banking Technique and Practice (ICC Banking Commission) corroborates the point made by him. The relevant section of the Position Paper states as follows:

‘…Failure by the beneficiary to seek and/or secure ‘negotiation’ from the nominated bank under a
documentary credit which allows negotiation, does not affect the undertakings of the issuing bank and/or the confirming bank (if any), nor does it constitute non-compliance with the documentary credit terms, provided that confirming documents are presented by the beneficiary within the validity of the documentary credit ….. to a nominated bank or direct to the confirming bank (if any) or to the issuing bank (emphasis added).’

Although, after the advent of UCP 600, the Position Papers 1 to 4 are no longer operative, the point in this document remains valid and relevant to the issue at hand. From this Position Paper it is apparent that when a presentation is made to the issuing bank (as is the case here) the documents must reach the issuing bank within the validity of the credit.

Therefore, IMHO what Mr. Christensen had opined as ‘my best guess’, also adding that ‘there is a good amount of guesswork’, the Position Paper actually goes to show that the real position is exactly as has been clarified by him.

Best Regards
Rupnarayan Bose

UNQUOTE …

4 Comments

  1. anonymous

    July 6, 2010 at 4:07 pm

    AK writes:Anh Duc oi, nho anh tra loi giup em cau nay:+ L/C yeu cau xuat trinh ISO Cert. Ben xuat trinh ISO cert voi noi dung ghi tren chung tu la "This cert is valid until 29/06/2009". Co nghia la den thoi diem nay ISO da het hieu luc. Theo anh em co the bat hop le duoc khong? Neu bat thi dua tren co so nao? (Tuong tu trong truong hop Health Cert va nhu em duoc biet Health Cert la chung tu quan trong trong viec nhan hang, nhat la doi voi chau Au, neu Health Cert nay khong co gia tri thi co the lo hang nay se khong duoc phep nhap khau vao chinh nuoc do.).Em cam on anh nhieu!!!!!!!

    Reply

  2. mroldmanvcb

    July 8, 2010 at 12:07 am

    Hi,Các giấy chứng nhận chất lượng, ví dụ chứng nhận chất lượng hàng thủy sản, thường quy định có thêm xác nhận thời hạn giá trị hiệu lực của chứng nhận như “Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày…” (This Certificate is valid until…).UCP 600 không có quy định về việc kiểm tra các chứng từ như Certificate of Quality hoặc Health Certificate… mà chỉ quy định chung tại Điều 14 (f)rằng nếu LC yêu cầu các chứng từ khác với chứng từ vận tải, bảo hiểm hoặc hóa đơn thương mại… ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ đó nếu nội dung của nó thể hiện hoàn thành chức năng của chứng từ được yêu cầu và phù hợp với điều 14(d) tức là thông tin thể hiện trên C/Q không mâu thuẫn với thông tin trên các chứng từ khác.Mặc dù vậy, Mr. Old Man cho rằng KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN MỘT C/Q THỂ HIỆN NGÀY CHẤM DỨT HIỆU LỰC TRƯỚC NGÀY HÀNG HÓA ĐƯỢC XẾP LÊN TÀU.Regards,Mr. Old Man

    Reply

  3. mroldmanvcb

    July 8, 2010 at 11:07 am

    Như đã trình bày, UCP không có điều khoản cụ thể điều chỉnh C/Q, do vậy, việc từ chối sẽ dựa trên "common sense". Có thể nêu bất hợp lệ: "C/Q had expired before the shipment was made" hoặc đại loại như vậy.Mr. Old Man đưa ra ví dụ để minh họa cho việc từ chối này là khả thi nhé. Một người xuất cảnh đi Mỹ phải xuất trình một giấy chứng nhận sức khỏe thì mới được cấp thị thực nhập cảnh. Anh ta xuất trình giấy chứng nhận sức khỏe có ghi là giấy chứng nhận này chỉ có giá trị trong 3 tháng, tức là đến ngày 01/07/2010. Anh ta đến Đại sứ quán Mỹ xin cấp visa vào ngày 05/07/2010. Liệu Đại sứ quán Mỹ có cấp visa cho anh ta không? Câu trả lời là KHÔNG.Mr. Old Man tin rằng nếu phải ra tòa thì tòa án cũng sẽ xử cho bên từ chối thắng kiện.P/s: Bạn có quyền phản bác lại nếu ý kiến của Mr. Old Man không thuyết phục nhé. Cung cấp chứng cớ càng tốt.

    Reply

  4. anonymous

    July 8, 2010 at 11:07 am

    Anonymous writes:Da , em cam on y kien cua anh. Tuy nhien de tu choi chung tu nay thi em se bat hop le nhu the nao? Nho huynh chi giup em voi.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Load More Related Articles
Load More By Mr Old Man
Load More In Uncategorized

Check Also

WHETHER THE ISSUING BANK CAN PREPAY OR PURCHASE ITS OWN ACCEPTED DRAFT OR ITS OWN DEFERRED PAYMENT UNDERTAKING

QUESTION Dear Mr. Old Man, Hope this mail finds you well. I have a question that needs you…