Home Uncategorized DOCUMENTS V. GOODS

DOCUMENTS V. GOODS

20 min read
0
0
2,332

QUERY FROM T.

A ơi e là Thoan- một người hay vào blog của a để tham khảo tài liệu của A liên quan đến L/C hoặc những vấn đề XNK khác ạ. Cảm ơn anh đã lập ra 1 blog rất hữu ích và A đã tận tình giải đáp thắc mắc của mọi người A nhé. E ngưỡng mộ a thật đấy, tiếng anh của a rất giỏi và kiến thức của a cũng rất pro. (*_*)

Hiện tại em đang làm cho 1 công ty NK thiết bị máy móc hàng hải ở dưới HP và e đang có 1 chút thắc mắc không biết nhờ ai để giải đáp. Em mong anh bỏ ra 1 chút xíu thời gian để đọc email của e và giải đáp giúp em với ạ. Bên em sắp tới sẽ nhập 1 lô hàng có tên là Hệ thống Bánh Lái tàu thủy, Hệ thống này có rất nhiều các thiết bị, phụ kiện nhỏ. Phương thức thanh toán của bên em là L/C at sight 100%.

Hiện tại em đang tiến hành mở L/C cho lô hàng này và em đang thắc mắc. Trên L/C về phần mô tả chi tiết hàng hóa, em có liệt kê khá chi tiết các phần, thiết bị,.. mà bên Maker phải cấp cho bên em. Và NHPH L/C của bên em sẽ căn cứ trên phần mô tả hàng hóa này để check các chứng từ có liên quan như Packing list để xem bên Maker cung cấp có phù hợp hay ko. Nhưng em đang nghĩ Packing list này do Maker lập (Maker tự đóng gói hàng hóa) vậy thì làm sao có thể khách quan cho bên em. Làm sao bên em chắc chắn rằng bên Maker sẽ giao hàng đầy đủ và chính xác như trong Packing list họ đã lập. Điều e muốn là Maker sẽ giao hàng đúng như thỏa thuận giữa 2 bên ( hoặc là về cơ bản đúng như trong L/C) chứ e không muốn sau này nếu có vấn đề gì thì mang nhau ra Tòa để kiện. Khi Maker giao hàng cho Carrier thì Carrier sẽ cấp cho Maker 1 B/L, phần mô tả hàng hóa trên B/L như em được biết thì nó cũng chung chung, Carrier nhận bao nhiêu kiện, bao nhiêu cont thì họ sẽ ghi trong Bill như thế.

Vậy chứng từ nào hoặc ai sẽ giúp Bên em xác định Maker giao hàng đầy đủ hả a?

Em hi vọng câu hỏi của mình không làm phiền Anh ạ

Rất mong nhận được thư hồi âm của Anh

Em cảm ơn Anh nhiều nhé!

———–
ANSWER

Hi,

Cám ơn lời khen động viên của bạn. Mr. Old Man sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để chia sẻ với cộng đồng những gì có thể.

Về câu hỏi của ban, Mr. Old Man trả lời như sau:

Thứ nhất, việc người mở L/C cố đưa nhiều chi tiết mô tả hàng hóa vào L/C không giúp bảo đảm rằng hàng hóa sẽ được giao đúng như mô tả trong L/C. Cho dù chứng từ xuất trình phù hợp với mô tả hàng hóa chi tiết theo L/C thì điều đó cũng không giúp bảo đảm rằng hàng hóa được giao sẽ đúng như mô tả trong L/C. Do vậy, ngân hàng không khuyến khích người mở L/C mô tả hàng hóa quá chi tiết. Cũng xin lưu ý rằng ngân hàng chỉ giao dịch với chứng từ chứ không giao dịch với hàng hóa, do vậy, nếu chúng từ xuất trình phù hợp ngân hàng phải trả tiền cho dù hàng hóa có vấn đề về số lượng hay chất lượng.

Thứ hai, đúng như bạn đã biết, UCP không yêu cầu mô tả hàng hóa thể hiện trên các chứng từ khác ngoại trừ hóa đơn; các chứng từ đó (bao gồm vận đơn), nếu có mô tả hàng hóa, thì chỉ cần mô tả chung chung miễn là không mâu thuẫn với L/C (Điều 14.e).

Theo thông lệ hàng hải, nhà chuyên chở nhận chuyên chở hàng hóa ghi trên vận đơn theo số kiện hoặc số container chứ không biết bản chất chính xác, số lượng, hoặc giá trị của hàng hóa bên trong. Do vậy, nếu có rủi ro xảy ra (mất, tổn thất, hư hại…) thì nhà chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm bồi hoàn theo số kiện hàng với mức bồi hoàn tùy theo quy định của công ước điều chỉnh (Hague-Visby hay Hamburg) chứ không bồi hoàn theo giá trị thực tế hàng hóa bị tổn thất. Chính vì mục đích này mà nhà chuyên chở thường thể hiện trên các vận đơn các cụm từ chẳng hạn như “said to contain – STC” (được cho là có chứa), “said to weight – STW” (được cho là có trọng lượng), “shipper’s load and count” (người gửi hàng xếp và đếm)…

Vậy, nhà nhập khẩu làm thế nào để bảo đảm nhà xuất khẩu sẽ giao hàng đúng như mong đợi?

KYC – Know Your Customer. Mr. Old Man vẫn thường lặp đi lặp lại câu trả lời này khi nhận được câu hỏi tương tự như câu hỏi của bạn. Muốn tránh rủi ro thì nhà kinh doanh phải biết đối tác của mình là ai. Nếu giá trị L/C lớn và nếu cần thiết, bạn có thể bỏ một chút phí để ngân hàng giúp bạn tìm hiểu thông tin về đối tác của bạn như thế nào (lĩnh vực kinh doanh, uy tín tín dụng, khả năng tài chính…) trước khi bạn quyết định mở L/C.

Bạn có thể mua hàng theo giá FOB và cử đại diện hoặc đại lý nhận hàng tại cảng bốc hàng để chắc chắn rằng hàng hóa được giao là đúng với hợp đồng. Trong trường hợp này, có thể yêu cầu chứng từ xuất trình bao gồm biên bản giao nhận có chữ ký xác nhận của đại diện người mua,

Cũng có nhiều giải pháp/điều kiện khác nhưng có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào việc đối tác có chấp nhận hay không, chẳng hạn, chứng từ yêu cầu chứng nhận của SGS tại cảng bốc hàng hoặc cảng dỡ hàng (khó chấp nhận)…

Bạn cũng có thể yêu cầu đối tác bạn cung cấp bảo lãnh ngân hàng cho phép bạn đòi tiền ngân hàng bảo lãnh trong trường hợp nhà xuất khẩu giao hàng không đúng yêu cầu (cũng không dễ dàng).

Mấy gợi ý để bạn tham khảo nhưng không chắc bạn có thể giúp bạn.

Regards,

Mr. Old Man
——————-

Dear Mr.Old Man,

Cảm ơn anh đã reply lại rất nhanh giúp em nhé.
Em rất vui khi được anh trả lời cặn kẽ chi tiết thế này. Em biết Anh rất bận rộn vậy mà vẫn trả lời được em như thế này…. Anh thật là tốt J .
Đúng là sắp tới bên em cũng sẽ thử nhập bằng FOB để thuận lợi hơn trong khâu kiểm tra hàng như anh đã nói.
Em đã thấy clear hơn sau khi đọc câu trả lời của anh rồi anh ạ.
Nếu em có thêm thắc mắc gì nữa liên quan đến XNK thì em sẽ viết mail hỏi anh thêm nhé. Nếu anh quá bận hoặc em làm phiền anh thì anh có thể không reply em cũng được ạ
Cảm ơn anh thêm 1 lần nữa nhé- Mr.Old Man J

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Load More Related Articles
Load More By Mr Old Man
Load More In Uncategorized

Check Also

WHETHER THE ISSUING BANK CAN PREPAY OR PURCHASE ITS OWN ACCEPTED DRAFT OR ITS OWN DEFERRED PAYMENT UNDERTAKING

QUESTION Dear Mr. Old Man, Hope this mail finds you well. I have a question that needs you…