Home Mr Old Man Payment QUESTIONS REGARDING BPO

QUESTIONS REGARDING BPO

23 min read
13
0
6,434

984201_10204523069457381_2754776786214940417_n

QUESTION

Kính gửi anh Old Man,

Hiện nay em cũng đang nghiên cứu về sản phẩm BPO, tuy nhiên còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Anh có thể chia sẻ với em một chút kiến thức về sản phẩm này không ạ (phương thức giao dịch, …).

Em cảm ơn a nhiều
————

ANSWER

Hi,

Cung cấp cho bạn một số thông tin về BPO nhé:

Ngày 17/4/2013 tại Lisbon Phòng Thương Mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) đã thông qua Bộ quy tắc thông nhất về nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (Uniform Rules for Bank Payment Obligation – URBPO), một bộ tiêu chuẩn mới trong tài trợ chuỗi cung ứng có tác dụng thúc đẩy thương mại quốc tế. URBPO, có hiệu lực áp dụng từ 1/7/2013, được phát hành nhằm điều chỉnh Nghĩa vụ Thanh toán Ngân hàng (Bank Payment Obligation – BPO), một công cụ thanh toán mới được cho là sản phẩm tài trợ thương mại của thế kỷ 21.

BPO là gì?

BPO là một cam kết độc lập và không hủy ngang của Ngân hàng phát hành BPO (Obligor Bank) sẽ thanh toán ngay hoặc cam kết thanh toán có kỳ hạn và thực hiện thanh toán khi đáo hạn một số tiền đã được xác định cho Ngân hàng thụ hưởng BPO (Recipient Bank) sau khi so khớp điện tử thành công các dữ liệu theo quy trình quy định của URBPO.

BPO ra đời nhằm đáp ứng sự phát triển của thương mại thanh toán theo phương thức ghi sổ (open account trade) và có thể trở thành một sản phẩm cạnh tranh với phương thức thư tín dụng truyền thống.
Giao dịch BPO được thực hiện khá đơn giản đại loại như sau:

1. Người mua và người bán ký hợp đồng mua bán thỏa thuận sử dụng phương thức BPO.
2. Người mua cung cấp dữ liệu hợp đồng đề nghị ngân hàng mình phát hành BPO.
3. Ngân hàng phát hành BPO cho người hưởng là Ngân hàng thụ hưởng BPO (ngân hàng của người bán) nêu rõ điều kiện thanh toán. Lúc này xem như Giao dịch BPO được thiết lập và có giá trị ràng buộc Ngân hàng phát hành BPO.
4. Ngân hàng thụ hưởng BPO thông báo cho người bán về BPO.
5. Sau khi thực hiện giao hàng, người bán sẽ chuyển các dữ liệu liên quan cho Ngân hàng thụ hưởng BPO và ngân hàng này sẽ chuyển dữ liệu cho Ngân hàng phát hành BPO.
6. Nếu dữ liệu điện tử khớp đúng hoặc có sai lệch nhưng được chấp nhận, Ngân hàng phát hành BPO sẽ thanh toán cho Ngân hàng thụ hưởng BPO mà sau đó sẽ chuyển cho người bán theo thỏa thuận.

Lưu ý các bức điện gửi được gửi đi hay nhận được phải sử dụng các bức điện tiêu chuẩn ISO 20022 đã đăng ký với Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế. Các bức điện sẽ được tự động xử lý so khớp thông quan hệ thống ứng dụng TMA.

Những thuận lợi khi sử dụng BPO là gì?

Theo các chuyên gia, người bán có nhiều lợi thế sau đây:

• Giảm thiểu rủi ro người mua hủy đơn hàng
• Bảo đảm ngân hàng người mua chịu rủi ro
• Ngăn cản người mua từ chối thanh toán trường hợp người mua than phiền về chất lượng hàng hóa
• Xử lý đơn giản và nhanh nhờ so khớp dữ liệu được thực hiện tự động
• Không phải kiểm tra chứng từ.

Trong số các lợi thế trên đây, quy trình so khớp dữ liệu là đặc điểm mang lại những lợi ích thực tế lớn nhất. Không phải kiểm tra chứng từ bằng tay và không có khái niệm chứng từ sai sót bởi việc so khớp dữ liệu điện tử khớp hay không khớp rõ như ban ngày – không có sự can thiệp mang tính chủ quan của con người vào quy trình so khớp. Toàn bộ quy trình thanh toán được tự động hóa sẽ nhanh hơn, rẻ hơn thư tín dụng. Điều này cũng có nghĩa là các tranh chấp hay chậm thanh toán sẽ giảm đi đáng kể.

Ở giác độ ngân hàng, quy trình thực hiện BPO đơn giản hơn hầu hết các sản phẩm tài trợ thương mại khác. Đồng thời bản chất kỹ thuật số của dòng thông tin sẽ giúp ngân hàng có thể nhìn thấy các sự kiện diễn ra trong chuỗi cung ứng. BPO cũng có thể cho phép người mua và người bán theo dõi được tình trạng giao hàng và sử dụng quy trình xử lý tự động từ đầu đến cuối.

Trước khi URBPO được ICC thông qua, năm 2012 Standard Chartered Bank là ngân hàng đầu tiên thực hiện thành công giao dịch BPO. Giao dịch được thực hiện giữa OCTAL của BP, một trong những nhà sản xuất hạt nhựa PET lớn nhất thế giới, và một công ty hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp bao bì.

Standard Chartered Bank cho rằng sử dụng BPO, khách hàng của ngân hàng có thể được bảo đảm thanh toán và hạn chế rủi ro nhưng thông qua một quy trình hoàn toàn tự động, không sử dụng giấy tờ và nhanh hơn rất nhiều – bằng cách đó nó là chiếc cầu nối giữa phương thức thư tín dụng và phương thức ghi sổ. Đây là công cụ thanh toán thương mại ít phức tạp và tiết kiệm chi phí.

David Vermylen, giám đốc phụ trách tín dụng toàn cầu của BP cho rằng chương trình BPO cho họ một số những lợi ích hiệu quả về chi phí cũng như thời gian xử lý chứng từ so với thư tín dụng truyền thống.

SWIFT CEO Gottfried Leibrandt thì rằng BPO, với tiêu chuẩn ISO 20022, đang tạo ra tương lai của ngành thương mại và là cơ hội cho các ngân hàng phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới cung ứng cho khách hàng doanh nghiệp.

Mr. Old Man
—————

QUESTION

Mr Old Man có thể cho tôi biết là thực tế áp dụng của BPO ở VN,trong năm 2013 đã có ngân hàng nào áp dụng phương thức này chưa Mr. Old Man, tạm thời bên NH tôi, vẫn chưa nghe khách hàng nào có ý định dùng phương thức này.

Cảm ơn Mr Old Man rất nhiều.
—————-

ANSWER

ICC đã có ấn bản về URBPO và chỉ mới có hiệu lực áp dụng từ 1/7/2013 và thực tế cho thấy BPO cũng ở dạng đang thử nghiệm. Trên thế giới chỉ một vài ngân hàng làm thử nghiệm với một vài giao dịch cụ thể mà thôi. Do vậy, có thể nói sản phẩm BPO vẫn chưa được triển khai thực hiện ở Việt Nam. Hơn nữa, các ngân hàng Việt Nam có muốn triển khai sản phẩm sớm cũng không được vì còn tùy thuộc vào ngân hàng đại lý của họ đã “chơi” món này chưa.

Bạn nói đúng, sản phẩm này triển khai có thành công hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quyết định là tùy thuộc vào các doanh nghiệp và đối tác của họ có hiểu và mặn mà với sản phẩm này hay không.

Cho dù thực tế là như vậy nhưng với những tiện ích như đã trình bày ở trên, Mr. Old Man hi vọng rằng sản phẩm BPO sẽ trở thành một công cụ thanh toán quốc tế phổ biến của thế kỷ 21. Do vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng Việt Nam cũng cần tìm hiểu cũng như có những bước chuẩn bị cần thiết để có thể triển khai sản phẩm này đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi thế giới sẵn sàng.

Mr. Old Man
—————-

QUESTION

Mr. Old Man em đự định làm luận văn về BPO nhưng thấy có rất ít thông tin. Chỉ có bài của anh là nhiều thông tin và hữu ích nhất. Cho em hỏi em có thể tìm được nội dung của BPO và những tổ chức đã áp dụng phương thức này ở đâu. Em thấy nói bên trên là mới có 1 vài tổ chức thử nghiệm thôi.
Cảm ơn Mr. Old Man nhiều.

P/s: Nếu có thể anh gửi cho em vào thư tranhuongftu@…… được không ạ?
———–

ANSWER

Đã gửi cho bạn via email. Lưu ý chỉ cho bạn mà thôi.

Mr. Old Man

Load More Related Articles
Load More By Mr Old Man
Load More In Payment

13 Comments

  1. Kimloan Tran

    February 18, 2014 at 3:04 pm

    Dear Ms. Đức
    Cho e hỏi có phải sản phẩm BPO này phát triển từ một dịch vụ ngân hàng được thiết kế riêng để hỗ trợ cho phương thức Open account trade ko a? Nếu phải, a vui lòng cung cấp thêm thông tin về dịch vụ đó. Theo kiến thức của e thì phương thức Open account là thanh toán trả sau bằng T/T, ngân hàng ko có cam kết thanh toán mà chỉ tham gia như ngân hàng chuyển tiền và nhận tiền.
    Cảm ơn a nhìu nhìu!

    Reply

    • mroldman

      February 18, 2014 at 3:32 pm

      Hi,

      Đúng vậy. BPO là cam kết của một ngân hàng (ngân hàng có nghĩa vụ) sẽ thanh toán cho một ngân hàng khác (ngân hàng của người bán) khi các điều kiện được thỏa thuận được thỏa mãn bằng cách so khớp các dữ liệu điện tử trong hệ thống TSU (SWIFT Trade Services Utility – Tiện ích Dịch vụ Thương mại của hệ thống SWIFT).

      BPO cung cấp cho các công ty mua bán thanh toán theo phương thức ghi sổ (Open Account) một công cụ có chức năng loại trừ rủi ro trong thanh toán tương tự như LC.

      Bài viết trên đây cũng đã cung cấp khá đủ thông tin về BPO cho bạn rồi. Mai mốt có thời gian Mr. Old Man sẽ đi sâu hơn nữa về nghiệp vụ này.

      Regards,
      Mr. Old Man

      Reply

  2. nam

    May 19, 2015 at 11:26 am

    Dear Mr Old Man, hiện tạ em cũng đang làm luận văn về BPO mà chưa tìm được tài liệu, ah có thể chia sẻ tài liệu vào mail: doannam.nh@gmail.com giúp em được không ạ

    Reply

  3. ngocdung

    September 16, 2015 at 3:01 pm

    Phương thức này gần giống phương thức Tradecard của bên dệt may ghê.

    Reply

  4. Patrick Hoang

    September 22, 2015 at 10:22 am

    Hi anh Đức, nhờ anh Đức tư vấn giúp em trường hợp này. Bên em ký một hợp đồng với khách hàng vào ngày 6/9/2015, L/C được mở vào ngày 8/9. Sau đó 3 ngày, bên em nhận được L/C chính thức từ khách hàng và phát hiện tên của Applicant trên L/C khác với tên người nhập khẩu hợp đồng. Khách hàng đã sửa lại hợp đồng và gửi cho cty bên em ký lại. Có điều ngày ký hợp đồng là ngày 21/9/2015 (ko còn là ngày 6/9/2015 nữa). Vậy trong trường hợp này, ngày mở L/C trước ngày ký hợp đồng thì có bị coi là bất hợp lệ ko anh Đức? Và trường hợp này có ảnh hưởng gì không khi bên em làm thủ tục thông quan hàng xuất. Em xin cám ơn anh Đức.

    Reply

    • mroldman

      September 22, 2015 at 4:25 pm

      LC độc lập với hợp đồng nên sự sai biệt này không làm cho chứng từ bất hợp lệ. Tuy nhiên, để bảo đảm thủ tục mở LC là phải có hợp đồng, công ty bạn có thể cung cấp cho ngân hàng cả hai hợp đồng kèm theo một công văn giải thích như bạn đã giải thích trên đây.

      Đối với thủ tục thông quan hàng hóa có gặp trở ngại hay không thì tôi không thể trả lời chắc chắn được, nhưng tôi tin rằng nếu bạn có LC và cả hai hợp đồng thì cũng chứng minh được mối liên hệ để có thể thông quan.

      Reply

  5. Ha Nguyen

    October 27, 2015 at 12:11 am

    Em chào anh!
    Em tên là Hà
    Hiện e đang là sinh viên năm cuối thanh toán quốc tế trường HVNH, e đã đọc qua các bài viết của a và thấy chúng rất bổ ích cho bọn e. Và hiện tai e đang có tham gia một bài nghiên cứu về chuỗi dịch vụ BPO, bản thân e thấy đây là một hình thức thanh toán rất hiện đại trên thế giới và rất có thể sẽ thay thế phương thức L/C truyền thống ở VN trong một tương lai tới, nhưng việc tiếp cận thông tin của chúng em lại rất hạn chế. Nếu có thể, nhờ a giúp đỡ chúng em, chỉ cho chúng e nơi chúng e có thể tìm được các thông tin, nguồn tài liệu, các thống kê, tình hình sử dụng hình thức này cả trên thế giới và VN … Nếu được như vậy thì em xin chân thành cảm ơn anh.
    Mail của em là thaiha.hvnh.wg@gmail.com

    Reply

    • mroldman

      October 27, 2015 at 8:15 am

      Đọc bài viết mới nhất của Mr. Old Man sắp được publish trên Vietcombank Newsletter số tháng 9/2015 nhé:
      .
      Liệu BPO có thể kết thúc “triều đại” LC?
      Nguyễn Hữu Đức
      .
      Ngày 17/4/2013 Phòng Thương Mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) đã thông qua Bộ quy tắc thông nhất về nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (Uniform Rules for Bank Payment Obligation – URBPO), một bộ tiêu chuẩn mới trong tài trợ chuỗi cung ứng có tác dụng thúc đẩy thương mại quốc tế. URBPO, có hiệu lực áp dụng từ 1/7/2013, được phát hành nhằm điều chỉnh Nghĩa vụ Thanh toán Ngân hàng (Bank Payment Obligation – BPO), một công cụ thanh toán mới được cho là sản phẩm tài trợ thương mại của thế kỷ 21.
      BPO là gì?

      BPO là một cam kết độc lập và không hủy ngang của Ngân hàng phát hành BPO (Obligor Bank) sẽ thanh toán ngay hoặc cam kết thanh toán có kỳ hạn và thực hiện thanh toán khi đáo hạn một số tiền đã được xác định cho Ngân hàng thụ hưởng BPO (Recipient Bank) sau khi so khớp điện tử thành công các dữ liệu theo quy trình quy định của URBPO.

      BPO ra đời nhằm đáp ứng sự phát triển của thương mại quốc tế và có thể trở thành một sản phẩm cạnh tranh với phương thức thư tín dụng truyền thống.

      Giao dịch BPO được thực hiện khá đơn giản đại loại như sau:

      (Flow Chart)

      1. Người mua và Người bán ký hợp đồng mua bán thỏa thuận sử dụng phương thức BPO.
      2. Người mua cung cấp dữ liệu hợp đồng và đề nghị ngân hàng mình phát hành BPO.
      3. Ngân hàng phát hành BPO phát hành BPO cho người thụ hưởng là Ngân hàng nhận BPO nêu rõ điều kiện thanh toán. Lúc này xem như Giao dịch BPO được thiết lập và có giá trị ràng buộc Ngân hàng phát hành BPO.
      4. Ngân hàng thụ hưởng BPO thông báo cho Người bán về BPO.
      5. Sau khi thực hiện giao hàng, Người bán sẽ chuyển các dữ liệu liên quan cho Ngân hàng thụ hưởng BPO và ngân hàng này sẽ chuyển dữ liệu cho Ngân hàng phát hành BPO.
      6. Nếu dữ liệu điện tử khớp đúng hoặc có sai lệch nhưng được chấp nhận, Ngân hàng phát hành BPO sẽ thanh toán cho Ngân hàng thụ hưởng BPO và sau đó Ngân hàng thụ hưởng BPO sẽ chuyển cho người bán theo thỏa thuận.
      Lưu ý các bức điện gửi được gửi đi hay nhận được phải sử dụng các bức điện tiêu chuẩn ISO 20022 đã đăng ký với Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế. Các bức điện sẽ được tự động xử lý thông qua ứng dụng so khớp giao dịch TMA (Transaction Matching Application) của tổ chức SWIFT.
      Những lợi ích khi sử dụng BPO

      Đối với người bán:

      Giao dịch BPO được xử lý tự động trên cơ sở trao đổi dữ liệu điện tử nên người bán sử dụng BPO có nhiều lợi thế sau đây:

      – Được bảo đảm thanh toán và thanh toán nhanh hơn.
      – Rủi ro được chuyển giao từ người mua sang ngân hàng phát hành BPO
      – Có thể sử dụng BPO làm bảo đảm cho các khoản tài trợ trước và sau giao hàng.
      – Giảm thiểu rủi ro do người mua hủyhoặc thay đổi đơn hàng
      – Người mua không từ chối với lý do liên quan đến chất lượng hàng hóa
      – Phí dịch vụ thấp hơn so với phí LC.
      – Người bán có thể ấn định thời gian giao hàng phù hợp với khả năng của mình, xác định thời hạn thanh toán và thực hiện giao hàng tương ứng.
      – Tiết kiệm thời gian và nhân lực do không phải xuất trình chứng từ bằng giấy.
      – Có thể bán hàng trả chậm cho người mua do có ngân hàng bảo đảm thanh toán.
      – Có khả năng phân tán rủi ro với nhiều người mua
      – Có thể chào bán với nhiều sự lựa chọn linh động

      Trong số các lợi ích trên đây, quy trình so khớp dữ liệu là đặc điểm mang lại những lợi ích thực tế lớn nhất. Không phải kiểm tra chứng từ bằng tay và không có khái niệm chứng từ sai sót bởi việc so khớp dữ liệu điện tử khớp hay không khớp rõ như ban ngày – không có sự can thiệp mang tính chủ quan của con người vào quy trình so khớp. Toàn bộ quy trình thanh toán được tự động hóa sẽ nhanh hơn, rẻ hơn LC. Điều này cũng có nghĩa là các tranh chấp hay chậm thanh toán sẽ giảm đi đáng kể.

      Đối với người mua:

      – BPO an toàn hơn phương thức trả trước tiền hàng.
      – Có thể thương lượng ký hợp đồng mua bán với nhiều điều khoản và điều kiện mua bán tốt hơn do với phương thức BPO người mua chứng tỏ được khả năng thanh toán.
      – BPO mang lại tiện lợi và tiết kiệm chi phí.

      Đối với ngân hàng:

      Ở giác độ ngân hàng, quy trình thực hiện BPO đơn giản hơn hầu hết các sản phẩm tài trợ thương mại khác. Đồng thời bản chất kỹ thuật số của dòng thông tin sẽ giúp ngân hàng có thể nhìn thấy các sự kiện diễn ra trong chuỗi cung ứng. BPO cũng có thể cho phép người mua và người bán theo dõi được tình trạng giao hàng và sử dụng quy trình xử lý tự động từ đầu đến cuối.

      Trước khi URBPO được ICC thông qua, năm 2012 Standard Chartered Bank là ngân hàng đầu tiên thực hiện thành công giao dịch BPO. Giao dịch được thực hiện giữa OCTAL của BP, một trong những nhà sản xuất hạt nhựa PET lớn nhất thế giới, và một công ty hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp bao bì.

      Standard Chartered Bank cho rằng sử dụng BPO, khách hàng của ngân hàng có thể được bảo đảm thanh toán và hạn chế rủi ro nhưng thông qua một quy trình hoàn toàn tự động, không sử dụng giấy tờ và nhanh hơn rất nhiều – bằng cách đó nó là chiếc cầu nối giữa phương thức thư tín dụng và phương thức ghi sổ. Đây là công cụ thanh toán thương mại ít phức tạp và tiết kiệm chi phí.

      David Vermylen, giám đốc phụ trách tín dụng toàn cầu của BP cho rằng chương trình BPO cho họ một số những lợi ích hiệu quả về chi phí cũng như thời gian xử lý chứng từ so với thư tín dụng truyền thống.
      SWIFT CEO Gottfried Leibrandt thì rằng BPO, với tiêu chuẩn ISO 20022, đang tạo ra tương lai của ngành thương mại và là cơ hội cho các ngân hàng phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới cung ứng cho khách hàng doanh nghiệp.

      Bao giờ thì các ngân hàng Việt Nam triển khai BPO?

      Từ khi URBPO ra đời, blog “For those who eat, sleep and breathe Letters of Credit” – https://nhducdng.wordpress.com/ của người viết vẫn nhận được các câu hỏi đại loại như: “Các ngân hàng Việt Nam đã triển khai BPO chưa?”, “Bao giờ các ngân hàng Việt Nam sẽ triển khai cung cấp sản phẩm BPO?”, “Liệu BPO có thể thay thế và kết thúc triều đại LC?”…

      Và dĩ nhiên, câu trả lời tuần tự là: “Chưa”, “Không biết khi nào” và “Chưa thể khẳng định”…
      Theo SWIFT đến ngày 18/8/2014, có 13 ngân hàng đang thực hiện BPO/TSU, bao gồm 4 trong số 10 ngân hàng hàng đầu. Ngoài ra, còn có 45 ngân hàng khác đang trong quá trình thông qua BPO.

      Mặc dù ICC đã ban hành ấn bản URBPO và có hiệu lực áp dụng từ 01/07/2013 nhưng chỉ mới có hiệu lực áp dụng từ 1/7/2013 và thực tế cho thấy BPO cũng ở dạng đang thử nghiệm trong phạm vi một số ngân hàng. Việc triển khai sản phẩm BPO còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn vấn đề pháp lý, công nghệ và con người của ngân hàng có đáp ứng được yêu cầu, khách hàng và đối tác của khách hàng có mặn mà với BPO, ngân hàng đại lý đã triển khai BPO hay chưa …

      Về pháp lý, cần quy định cho phép các tổ chức liên quan chấp nhận hình thức chứng từ điện tử, ví dụ, hải quan chấp nhận cho nhà nhập khẩu thông quan bằng chứng từ điện tử. Về công nghệ, ngân hàng cung ứng dịch vụ BPO cần đầu tư hạ tầng/hệ thống công nghệ có tương thích với điện ISO20022 cũng như hệ thống TMA. Về con người, ngân hàng cung ứng dịch vụ BPO cần đào tạo đội ngũ nhân viên am hiểu về nghiệp vụ BPO thì mới có thể cung ứng dịch vụ BPO. Vấn đề ứng dụng quản trị rủi ro theo Basel III đối với các công cụ tài trợ thương mại bao gồm BPO…

      Ngân hàng muốn trở thành một thành viên tham gia BPO trước tiên phải đăng ký với SWIFT Trade Services Utility (TSU), có thể đăng ký on-line qua http://www.swift.com. Phí đăng ký tùy theo ngân hàng. Một khi đẫ đăng ký, SWIFT sẽ hỗ trợ ngân hàng triển khai hoạt động. Ngân hàng quan tâm có thể gửi email đến SWIFT tại địa chỉ supplychain@swift.com .

      Các ngân hàng thành viên tham gia giao dịch BPO/TSU phải tuân thủ theo URBPO và chấp nhận các quy định trong quy tắc này. Các ngân hàng thành viên không cần có thỏa thuận song phương.

      Thực tế, cho đến nay vẫn chưa thấy ngân hàng Việt Nam nào triển khai sản phẩm BPO. Cho dù thực tế là như vậy nhưng với những tiện ích như đã trình bày ở trên, người viết tin rằng sản phẩm BPO sẽ sớm đi vào đời sống thương mại quốc tế và trở thành một công cụ thanh toán quốc tế phổ biến của thế kỷ 21. Có thể nó không có khả năng đặt dấu chấm hết cho “triều đại” LC nhưng chắc chắn nó sẽ song hành cùng với LC như một phương thức thanh toán được các doanh nghiệp và ngân hàng ưa chuộng. Do vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng Việt Nam cũng cần tìm hiểu cũng như có những bước chuẩn bị cần thiết để có thể triển khai sản phẩm này đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam để sẵn sàng hội nhập với cộng đồng các ngân hàng quốc tế. Đừng đợi các doanh nghiệp hỏi ngân hàng có BPO chưa!
      ——————–

      Reply

      • Ha Nguyen

        October 27, 2015 at 10:32 am

        Em cám ơn đã trả lời thắc mắc và đưa tới em những thông tin vô cùng bổ ích.
        Nếu có thể, a có thể giúp đỡ một số tài liệu, bài báo,… để giúp hoàn thiện thêm thông tin trong bài nghiên cứu khoa học sinh viên của chúng em được không ạ.

        Reply

        • mroldman

          October 27, 2015 at 5:16 pm

          BPO vẫn chưa triển khai ở VN nên không có ai viết về vấn đề này ngoại trừ những bài viết của tôi trên blog và bài viết đã gửi cho bạn sắp đăng trên Vietcombank newsletter. Tài liệu bằng tiếng Anh bạn có thể google để chọn bài có thông tin mới nhất.
          Regards,

          Reply

      • Ha Nguyen

        October 27, 2015 at 8:53 pm

        Em cám ơn anh nhiều ạ. Anh chu đáo và nhiệt tình với bọn e quá ạ.

        Reply

  6. nhuanhbuzz

    March 8, 2016 at 3:29 pm

    Mr. Old Man em đự định làm luận văn về BPO nhưng thấy có rất ít thông tin. Chỉ có bài của anh là nhiều thông tin và hữu ích nhất. Cho em hỏi em có thể tìm được nội dung của BPO và những tổ chức đã áp dụng phương thức này ở đâu.
    Cảm ơn Mr. Old Man nhiều

    Reply

    • mroldman

      March 8, 2016 at 3:54 pm

      Hi,

      BPO chưa được triển khai rộng rãi nên việc khan hiếm thông tin là điều tất nhiên.

      Nếu bạn khá tiếng Anh, bạn có thể google cụm từ: “BPO” + “Bank Payment Obligation” đọc nhiều tài liệu khác nhau để bạn nắm vững về BPO.

      Tôi mới nghe Trung tâm Tài trợ Thương mại Vietcombank thực hiện đề tài nghiên cứu triển khai BPO tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nếu bạn được thực tập ở Trung tâm TTTM Vietcombank hoặc có quen ai ở đó, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về vấn đề này.

      May mắn.

      Mr. Old Man

      Reply

Leave a Reply to Kimloan Tran Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

QUESTION REGARDING THE TRANSFERRING BANK’S LIABILTY UNDER THE TRANSFERRED LC

QUESTION Dear Mr. Old Man, Em có 2 câu hỏi về LC chuyển nhượng như sau: Khi người thụ hưởn…