Home Mr Old Man Payment UCP 600 ARTICLES 30 AND 31

UCP 600 ARTICLES 30 AND 31

10 min read
129
2
24,988

QUERY FROM DIAMOND HK
Điều 30,31 trong UCP

Em là sinh viên năm 3 kinh tế,em đang nghiên cứu về UCP và có mấy phần khó hiểu ở điều 30,31 xin được hỏi anh:

-Có phải trong thư L/C ở những chổ ghi số tiền hoặc hàng hóa có chữ about,approximately thì dung sai là 10%?
-Hàng hóa tính bằng đơn vị bao kiện hoặc bằng đơn vị riêng lẻ là hàng hóa tính bằng đơn vị gì?
-Và anh có thể cho ví dụ 30c ?

Điều 31b
-Tại sao trên 1 phương tiện mà lại có nhiều hơn 1 bộ vận đơn?Và anh có thể cho ví dụ về 31b
anh có thể liên lạc với em qua diamond10031987@yahoo.com.vn

———————————
COMMENT
Subject: Article 30 and 31

Chào bạn,

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Mr. Old Man.

Về câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

1. Điều 30 (a) các từ “about” (khoảng) hoặc “approximately” (ước chừng) được sử dụng có liên quan đến số tiền của L/C hoặc số lượng hoặc đơn giá ghi trong L/C được hiểu là cho phép dung sai hơn hoặc kém 10%. của số tiền, số lượng hoặc đơn giá mà chúng nói đến.

2. Hàng hoá tính bằng bao kiện hoặc bằng đơn vị riêng lẻ là hàng hoá tính bằng bao kiện hoặc bằng đơn vị riêng lẻ.

Ví dụ:
– Bao kiện: 100 hộp (10 cartons), 50 thùng (50 barells), 10 kiện hàng (10 packages)…
– Đơn vị riêng lẻ: 10 chiếc xe tải (10 trucks), 5 ô tô (5 cars), 2 chiếc (2 units)…

3. Điều 30 (c) quy định: Ngay cả khi cấm giao hàng từng phần, một dung sai không vượt 5% ít hơn số tiền của L/C là được phép, miễn là số lượng hàng hoá, nếu quy định trong L/C, được giao đầy đủ và đơn giá, nếu quy định trong L/C, không được giảm hoặc Điều 30 (b) không áp dụng. Dung sai này không áp dụng nếu L/C quy định một dung sai cụ thể hoặc sử dụng cụm từ như đề cập tại điều 30 (b).

Ví du: L/C phát hành có trị giá 500.000USD để nhập clinker với số lượng 5.000 MT (+/- 5%), đơn giá 100USD/MT.

Hoá đơn xuất trình thể hiện như sau có thể được chấp nhận:

Hàng hoá : Clinker
Số lượng : 4.800 MT
Đơn giá : 100USD/MT
Tổng cộng : 480.000USD

Lưu ý: Quy định tại điều 30 (c) thường áp dụng đối với giao hàng rời. Đối với giao hàng rời, nhà xuất khẩu khó có thể tập kết một lượng hàng chính xác, nên quy định như trên có thể giúp nhà xuất khẩu linh động điều chỉnh số lượng hàng hoá mà vẫn bảo đảm phù hợp với điều kiện của L/C.
.
4. Việc giao hàng trên cùng một phương tiện nhưng có nhiều vận đơn không có gì lạ.

Không phải lúc nào hàng hoá cũng được tập kết tại một nơi và cùng thời gian, do vậy, một con tàu có thể bốc hàng tại nhiều nơi (trong cùng một khu vực dịa lý theo quy định của L/C) vào những thời điểm khác nhau. Đó chính là lý do vì sao có trường hợp hàng hoá được chuyên chở trên cùng một con tàu nhưng lại có nhiều vận đơn được phát hành.

Bạn lưu ý rằng điều 31 (b) quy định về việc giao hàng từng phần và trả tiền từng phần, theo đó việc xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện việc giao hàng bắt đầu trên cùng một phương tiện vận tải và cùng chung một hành trình, miễn là có cùng một nơi đến, sẽ không được coi là giao hàng từng phần, ngay cả khi chứng từ vận tải ghi các ngày giao hàng khác nhau…

Hi vọng bạn đã rõ

Chúc bạn thành công.
Mr. Old Man …

Load More Related Articles
Load More By Mr Old Man
Load More In Payment

129 Comments

  1. anonymous

    April 26, 2010 at 12:04 am

    Anonymous writes:cho em hỏi là tại sao dung sai là 10% hay 5% mà không phải là con số khác? Nhóm em chuẩn bị thuyết trình, cô đặt câu hỏi như vậy mà tụi em chưa tìm ra đáp án. Anh giúp tụi em với. Cảm ơn anh nhìu nhìu.

    Reply

  2. mroldmanvcb

    April 26, 2010 at 2:04 pm

    LC quy định cho phép dung sai nhiều hơn 5% hoặc 10%, ví dụ +/- 25% hoặc 50%, cũng có thể chấp nhận. Tuy nhiên,rõ ràng cho phép một dung sai quá lớn là hoàn toàn bất hợp lý đối với nhà nhập khẩu: không thể chủ động ký kết hợp đồng đầu ra cho hàng hóa nhập khẩu; không thể chủ động về nguồn vốn thanh toán; bị động trong kho bãi… Ví dụ một nhà nhập khẩu có kế hoạch nhập 10.000 tấn phân urea để bán lại cho một người mua ở trong nước. Rõ ràng một LC cho phép dung sai, ví dụ, +/- 50% sẽ bất hợp lý do số lượng hàng hóa nhà xuất khẩu giao có thể nằm trong phạm vi từ 5.000 đến 15.000 tấn. Trường hợp nhà xuất khảu chỉ giao 5.000 tấn thì nhà nhập khẩu không có đủ hàng để giao lại cho người mua trong nước; trường hợp nhà xuất khẩu giao 15.000 tấn thì nhà nhập khẩu thừa 5000 tấn không biết bán cho ai. Rõ ràng một dung sai nhỏ +/- 5% hoặc 10% có thể giúp nhà nhập khẩu chủ động hơn trong việc ký kết hợp đồng đầu ra cho hàng hóa nhập khẩu, chủ động hơn về nguồn vốn thanh toán lô hàng nhập khẩu cũng như chủ động hơn trong kho bãi.Thực sự, Mr. Old Man không để ý đến vấn đề này nhưng vì được hỏi nên phải trả lời theo suy nghĩ riêng của mình, chứ không theo sách vở nào cả.

    Reply

  3. maibllk

    June 30, 2010 at 10:06 am

    Query: Dear Mr oldmanCho em hỏi, một L/C không quy định dung sai về số tiền ( ko có field 39A), tuy nhiên ở phần miêu tả hàng hóa có quy định dung sai của quantity là +/-5%. Khi bộ chứng từ về, thấy số lượng hàng hóa tăng lên trong giới hạn dung sai, đơn giá không đổi, và trị giá phải thanh toán cũng tăng lên tương ứng. Như vậy có bất hợp lệ không?

    Reply

  4. mroldmanvcb

    June 30, 2010 at 4:06 pm

    Bất hợp lệ. Xem ý kiến của ICC dưới đây”ICC R365The sub-Article states that the tolerance of 10% plus or minus relates to the amount OR the quantity OR the unit price TO WHICH THEY REFER. In other words, for the tolerance to apply to any or all of the above, the words 'about', 'approximately' etc. must be stated against the amount and/or quantity and/or unit price (if any). The absence of such words against any or all of these criteria does not afford the beneficiary a tolerance in respect of that particular credit term.

    Reply

  5. anonymous

    July 2, 2010 at 8:07 am

    Anonymous writes:Dear Mr. Old Man!nếu các điều kiện của L/C mâu thuẫn với các điều khoản của UCp thì thì LC bác bỏ UCP hay ngược lại? UCp có quy định điều này ko hay ko?

    Reply

  6. mroldmanvcb

    July 2, 2010 at 8:07 am

    Bạn xem Điều 1 UCP 600 phạm vi áp dụng, theo đó UCP áp dụng đối với LC khi LC thể hiện rõ ràng tuân thủ theo quy tắc này. Quy tắc này ràng buộc các bên trừ phi được sửa đổi hoặc bị loại trừ (theo cách nói của bạn là "bác bỏ" bởi LC.Article 1 Application of UCP The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, 2007 Revision, ICC Publication no. 600 (“UCP”) are rules that apply to any documentary credit (“credit”) (including, to the extent to which they may be applicable, any standby letter of credit) when the text of the credit expressly indicates that it is subject to these rules. They are binding on all parties thereto unless expressly modified or excluded by the credit.

    Reply

  7. anonymous

    October 14, 2010 at 11:10 pm

    oanh writes:lí do gì để ngta quyết định giao hàng từng phần

    Reply

  8. mroldmanvcb

    October 15, 2010 at 6:10 am

    Co nhieu ly do, chang han, de phu hop voi kha nang cung cap hang hoa cua nguoi ban hoac phu hop voi kha nang tieu thu cua nguoi mua trong tung thoi ky. Neu nguoi mua mo LC nhap 200 o to cho nam 2011 nhung moi quy chi tieu thu duoc 30 – 50 chiec thi khong nhat thiet phai yeu cau giao hang mot lan 200 chiec ma nen yeu cau giao hang tung phan hoac giao hang thanh nhieu lan voi so luong quy dinh cho tung lan. Nhu vay nguoi mua se chu dong hon trong viec tieu thu, han che ton kho va giam chi phi… Ban nen nghien cuu nhung cau hoi de va chi hoi nhung cau hoi ma ban khong the tra loi sau khi da nghien cuu, tim toi.

    Reply

  9. anonymous

    December 6, 2010 at 7:12 am

    Anonymous writes:Dear Old man,Níu ng ta không quy định j về dung sai thì số tiền, đơn giá, khối lượng sẽ ra sao?Tks a!!

    Reply

  10. mroldmanvcb

    December 6, 2010 at 8:12 am

    * Read the below quoted from ISBP:65. The quantity of the goods required in the credit may vary within a tolerance of +/- 5%. This does not apply if a credit states that the quantity must not be exceeded or reduced, or if a credit states the quantity in terms of a stipulated number of packing units or individual items. A variance of up to +5% in the goods quantity does not allow the amount of the drawing to exceed the amount of the credit. 66. Even when partial shipments are prohibited, a tolerance of 5% less in the credit amount is acceptable, provided that the quantity is shipped in full and that any unit price, if stated in the credit, has not been reduced. If no quantity is stated in the credit, the invoice will be considered to cover the full quantity. * Also see here : http://my.opera.com/mroldmanvcb/blog/2010/03/16/tolerance-revisited

    Reply

  11. anonymous

    January 14, 2011 at 1:01 pm

    Anonymous writes:chào Mr Old Man!em có một vần đề thắc mắc mong anh giải đáp giúp:1- trong giao hàng từng phần, nếu giao hàng thiếu khối lượng hàng ở lần thứ nhất thì ngân hàng phát hàng có quyền bắt lỗi không ah? tại sao?2- ngân hàng phát hàng có quyền bắt lỗi với lý do bộ chứng từ giao hàng thiều phần chứng từ giao hàng bổ sung lần thứ nhất ko ah? tại sao?mong anh giải đáp sớmanh co thể gửi câu trả lời qua hòm mail: thuha52dn@gmail.comem cám ơn

    Reply

  12. mroldmanvcb

    January 14, 2011 at 9:01 pm

    Hi,Tôi hiểu ý câu hỏi của bạn rằng LC quy định giao hàng thành 02 lần và cho phép giao hàng từng phần. Để làm rõ câu hỏi của bạn, tôi cho vi dụ như sau:SHIPMENT SCHEDULELOT 1: 1000 UNITS TO BE SHIPPED LATEST UNTIL 30 DECEMBER, 2010 LOT 2: 1000 UNITS TO BE SHIPPED LATEST UNTIL 30 JANUARY, 2011PARTIAL SHIPMENTS: ALLOWEDBởi LC cho phép giao hàng từng phần và không quy định rằng số lượng hàng hóa cho từng lần giao hàng phải giao một lần, do vậy, với Lot 1 người thụ hưởng có thể giao hàng từng phần miễn là đủ 1000 units trước 30/12/2010.Nếu LC quy định giao hàng từng phần được phép nhưng tối đa không quá 2 lots hoặc quy định không cho phép giao hàng từng phần đối với từng lot và nếu Lot 1 người thụ hưởng chỉ giao, ví dụ, 800 units, thì có thể bắt lỗi giao hàng thiếu (short shipment).Regards,Mr. Old ManP/s: Bạn tham khảo thêm Official Opinion R690 / TA633

    Reply

  13. anonymous

    April 16, 2011 at 3:04 pm

    Anonymous writes:Xin chào anh! Anh cho em hỏi ở trường 39A trong LC, dung saigiá trị LC tại sao có thể là 05/05, hoặc 20/20 mà không thể hiện là %. Vậy mình phải hiểu số 05/05 như thế nào? Thanks anh !

    Reply

  14. mroldmanvcb

    April 16, 2011 at 4:04 pm

    05/05 = +/- 5%

    Reply

  15. anonymous

    May 24, 2011 at 10:05 pm

    nhoc_miu_hvnh writes:dear Mr Old Man: với câu hỏi what is partial shipment according to art 31? thì em có thể trả lời với content như thế nào để có đc bài present hoàn chỉnh ạ. em cám ơn

    Reply

  16. mroldmanvcb

    May 24, 2011 at 10:05 pm

    Bạn chỉ cần trích đoạn 2 của Điều 31(b) là đủ để định nghĩa thế nào là partial shipment:A presentation consisting of one or more sets of transport documents evidencing shipment on more than one means of conveyance within the same mode of transport will be regarded as covering a partial shipment, even if the means of conveyance leave on the same day for the same destination.Một sự xuất trình bao gồm một hoặc nhiều bộ chứng từ chứng minh việc giao hàng lên nhiều hơn một phương tiện vận chuyển trong cùng một phương thức vận tải sẽ được coi là giao hàng từng phần, cho dù các phương tiện vận tải đó khởi hành cùng ngày đến cùng đích đến.

    Reply

  17. anonymous

    May 25, 2011 at 9:05 pm

    Anonyme writes:a ơi cho e hỏi chút, B/L ghi : " port of loading: haiphong; port of unloading: osaka; vessel name: S1, voy 100 "thì mình có thể hiểu thế nào ạ, và voy 100 ở đây có nghĩa là j ạvà thứ 2 là trong tình huống 3 tàu cùng chở hàng nhưng lại chỉ đưa ra 1 bộ vận đơn cho cả 3 tàu, thì vẫn là partial shipment đúng ko ạ, và mình sẽ giải quyết thế nào về việc chỉ có 1 bộ vận đơn cho cả 3 tàuem cám ơn ạ

    Reply

  18. anonymous

    May 25, 2011 at 9:05 pm

    Anonyme writes:a ơi cho e hỏi chút, B/L ghi : " port of loading: haiphong; port of unloading: osaka; vessel name: S1, voy 100 "thì mình có thể hiểu thế nào ạ, và voy 100 ở đây có nghĩa là j ạvà thứ 2 là trong tình huống 3 tàu cùng chở hàng nhưng lại chỉ đưa ra 1 bộ vận đơn cho cả 3 tàu, thì vẫn là partial shipment đúng ko ạ, và mình sẽ giải quyết thế nào về việc chỉ có 1 bộ vận đơn cho cả 3 tàuem cám ơn ạ

    Reply

  19. anonymous

    May 25, 2011 at 9:05 pm

    Anonyme writes:dạ còn 1 tình huống nữa ạ, là hàng được chở trên cùng 1 tàu nhưng 2 đích đến ví dụ như 100 units cho cảng HP, 100 units cho cảng SGthì trong trường hợp đó có phải là partial shipment ko ạ và khi sử dụng partial shipment thì rủi ro cho bên nào lớn hơn, bên XK hay bên NK ạ, và trong trường hợp đơn đặt hàng là 1000 units nhưng bên XK chỉ giao hàng 2 lần là 700 units, còn thiếu 300 units thì mình sẽ giải quyết thế nào ạ? em cám ơn

    Reply

  20. mroldmanvcb

    May 25, 2011 at 10:05 pm

    Originally posted by anonymous:

    Anonyme writes: a ơi cho e hỏi chút, B/L ghi : " port of loading: haiphong; port of unloading: osaka; vessel name: S1, voy 100 " thì mình có thể hiểu thế nào ạ, và voy 100 ở đây có nghĩa là j ạ và thứ 2 là trong tình huống 3 tàu cùng chở hàng nhưng lại chỉ đưa ra 1 bộ vận đơn cho cả 3 tàu, thì vẫn là partial shipment đúng ko ạ, và mình sẽ giải quyết thế nào về việc chỉ có 1 bộ vận đơn cho cả 3 tàu em cám ơn ạ

    1) Voy = Voyage = chuyến, hải trình. Voy 100 = chuyến (tàu) số 100.2)Tôi đang tự hỏi có hay không trường hợp một bộ chứng từ vận tải cho ba lần giao hàng trên 3 tàu khác nhau. Dường như vô lý trừ phi có sự chuyển tải, tức là hàng hóa được giao lên một con tàu và trong quá trình vận tải đến cảng đến có sự chuyển tải!?

    Reply

  21. mroldmanvcb

    May 25, 2011 at 10:05 pm

    Originally posted by anonymous:

    Anonyme writes:dạ còn 1 tình huống nữa ạ, là hàng được chở trên cùng 1 tàu nhưng 2 đích đến ví dụ như 100 units cho cảng HP, 100 units cho cảng SGthì trong trường hợp đó có phải là partial shipment ko ạ và khi sử dụng partial shipment thì rủi ro cho bên nào lớn hơn, bên XK hay bên NK ạ, và trong trường hợp đơn đặt hàng là 1000 units nhưng bên XK chỉ giao hàng 2 lần là 700 units, còn thiếu 300 units thì mình sẽ giải quyết thế nào ạ? em cám ơn

    1) Đây không phải là partial shipment. Nếu LC quy định range of destination ports or quy định port of discharge là Haiphong port and HCMC port thì BL xuất trình thể hiện 2 ports of discharge như quy định LC là phù hợp với LC.Tham khảo thêm ý kiến của ICC ở phàn cuối dưới đây.2)Nếu LC cho phép giao hàng từng phần thì người thụ hưởng có thể giao hàng nhiều lần. Trường hợp L/C hết hiệu lực mà người thụ hưởng vẫn chưa giao hết số hàng thì applicant có thể khởi kiện người thụ hưởng (người bán) theo hợp đồng.Ý KIẾN ICC R368Bills of lading indicating more than one port of discharge Official Opinion R368 – 1998/99 From UCP500 – Sub-Article 40(b) QUERY Bills of lading indicating more than one port of dischargeQueryCase No.1We have received an irrevocable credit requiring shipment from Country A and Country B to two Country C ports latest 15 August 1997. Partial shipment not allowed. Documents were checked by the negotiating bank and found to contain the discrepancy 'partial shipment'.Total of 3 separate sets of charter party bills of lading were presented showing on board the same vessel indicating same voyage number.· 1st set – B/L shipment from Port S, port of Country A to Port H, Country C with on board date 8 August 1997· 2nd set – B/L shipment from Port S, port of Country A to Port X , Country C with on board date 8 August 1997· 3rd set – B/L shipment from Port R, Country B to Port X, Country C with on board date 13 August 1997The negotiating bank had told us that our documents are in contradiction to sub-Article 40(b), in which they stressed the wording 'indicate the same destination'. In this case, due to the fact that the credit asked for two Country C ports, we supplied bills of lading covering two ports of destination. Negotiating bank insists that the documents are discrepant due to the contents of sub-Article 40(b). It adds that its reasons for pointing out such a discrepancy was that the credit was inconsistent and that its legal advice was that the issuing bank could seek a rejection in the event that it wished to delay payment for some reason.It has been suggested that we have the following wordings in the credit in order that documents may be accepted in the future:a) Shipment latest 15 August 1997 from port of Country A and/or Country B to two Country C ports notwithstanding that partial shipments are not allowed;orb) Partial shipments not allowed unless discharged from the same vessel at two Country C ports.Queries:1. Based on the credit requirement and the manner of our documents, is the discrepancy of partial shipment effected justified?2. Between the suggested wordings from the negotiating bank and the original terms of the L/C, is there any difference in terms of meaning? If there is, does it have the meaning that under the suggested wordings, partial shipment is allowed?3. Please clarify whether wording 'the same destination' can be used as either singular or plural when more than one port of discharge is required by the credit.Case No.2Another irrevocable credit requiring shipment from Country B to Country K with partial shipments not allowed and charter party bill of lading acceptable. Documents were presented with three separate sets of charter party bills of lading, all showing the loading port as Port B, Country B to ports of discharge Port U and/or Port K, Country K and dated 1 September 1997 and 15 September 1997 respectively on board the same vessel and bearing the same voyage number. The negotiating bank advised the following discrepancies:1. 3 separate sets of B/L showing indefinite ports of discharge (i.e. Port U and/or Port K, Country K) 2. Partial shipment may have been effected due to the above discrepancy.Due to the above, we explained to negotiating bank that since our contract stipulated goods are shipped to Port U and/or Port K the customer has the right to declare actual quantity and destination Port U and/or Port K before arrival to destination. And not until the customer's declaration do we know whether goods will be discharged at one or two ports.Questions:1. Is the bank justified in holding that this was a discrepancy?2. Is it right that the bank can declare a discrepancy on documents when it only has a doubt, and is unable to support itself by any UCP Articles or to give proof that documents are inconsistent?3. We suggested to the negotiating bank that we can amend the bill of lading showing port of discharge as Country K Port(s) same as the L/C stipulation. However, this was not acceptable to the negotiating bank, as it believes that it needs to know the name of the actual ports to check the exact name. Is this correct?AnalysisSub-Article 40(b) states: "Transport documents which appear on their face to indicate that shipment has been made on the same means of conveyance and for the same journey, provided they indicate the same destination, will not be regarded as covering partial shipments, even if the transport documents indicate different dates of shipment and/or different ports of loading, places of taking in charge, or dispatch." ANALYSIS/CONCLUSION ConclusionCase No.1The credit was specific in requesting that shipment be effected from Country A and Country B to two Country C ports, but stated that partial shipments were not allowed. The inclusion of reference to "two Country C ports" is not a clause one would expect where the credit also specifies partial shipments not allowed. There is some ambiguity as to what the issuing bank expected to receive. The logical interpretation is that shipment was to be effected to two Country C ports in one shipment, thereby overruling the clause in sub-Article 40(b) which reads "… provided they indicate the same destination …".The bills of lading evidence the shipment was effected on the same vessel from the countries specified to two Country C ports. The bills of lading would be in conformity with the credit terms.If the intention was to ship on the same vessel to more than one destination, we would suggest that the credit state "Partial shipments are not allowed, but notwithstanding the provision in sub-Article 40(b) bills of lading may evidence different destinations."Case No.2The ICC Banking Commission has previously declared that in the event of charter party bills of lading being allowed and the credit specifying shipment to a range of ports, or, as in your case, a country's port(s), the charter party bill of lading may show in the port of discharge box "Country K Port(s)". This recognizes the fact that the charter party agreement will determine where and on what conditions the goods will be unloaded. In a marine or ocean bill of lading situation, the port of discharge box must state the actual name of the port.The negotiating bank has presumably noted the second discrepancy due to the fact that the bill of lading evidenced two potential ports of discharge, whereas the content of sub-Article 40(b) requires that the goods be discharged at one destination.

    Reply

  22. anonymous

    June 6, 2011 at 7:06 pm

    octieu writes:A ơi e đang ôn thi môn quản trị xuất nhập khẩu, e có vài thắc mắc mong a giải đáp dùm. Hợp đồng XNK có quy định số lượng hàng giao 1000MT +-5% . Con số 5% có ý nghĩa gì? Và cách thức giải quyết khi người bán giao 930MT hoặc 1090MT như thế nào?E tìm hoài mà ko thấy tài liệu về cách giải quyết khi giao hàng ko đúng dung sai. A giúp dùm e nha, e cảm ơn a nhiều ạh!

    Reply

  23. mroldmanvcb

    June 6, 2011 at 10:06 pm

    +/5% là dung sai cho phép nhà XK giao hàng ít hơn hoặc nhiều hơn tối đa không quá 5% số lượng hàng hóa đã thỏa thuận. Trong giao L/C không cho phép giao hàng từng phần, việc giao hàng với số lượng 930MT được xem là giao hàng thiếu (short shipment)và 1090MT là giao hàng thừa (over shipment) và ngân hàng phát hành sẽ từ chối chứng từ.Việc giao hàng thiếu hoặc thừa so với hợp đồng sẽ do nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu thỏa thuận cách giải quyết.

    Reply

  24. anonymous

    September 15, 2011 at 10:09 am

    Anonymous writes:Anh ơi,ý nghĩa của "the POS." và "ART.NO." trong trường 45A này gì hả anh?: 45A: DESCRIPTION OF GOODS AND/ OR SERVICES+ COMMODITY : THE POS., ART.NO., DESCRIPTION, UNIT, UNIT PRICE, QUANTITY OF THESE PRODUCTS ARE BASED ON THE CONTRACT NO.01/2008LG-KC/CLB ON FEB 26TH, 2008 AND ANNEX NO.03 OF THIS CONTRACT

    Reply

  25. mroldmanvcb

    September 15, 2011 at 9:09 pm

    Pos = Position = Số thứ tự 1,2,3,4…Art No. = Article No = Mã vật phẩm, ví dụ, 700-11

    Reply

  26. anonymous

    September 16, 2011 at 3:09 pm

    Anonymous writes:Anh cho em hỏi, trường 41D: Available withtrong LC ghi là: Any bank in Taiwan by negotiationNếu như vậy thì mình "được quyền" chiết khấu hối phiếu (có thể không chiết khấu mà đợi đến hạn thanh toán) hay "bắt buộc" phải chiết khấu hối phiếu?Em cám ơn!

    Reply

  27. mroldmanvcb

    September 16, 2011 at 11:09 pm

    L/C ghi như vậy có nghĩa là L/C cho phép chiết khấu tại ngân hàng bất kỳ ở Taiwan. Ngân hàng ở VN không được NHPH ủy quyền chiết khấu. Trừ khi ngân hàng được chỉ định đồng thời là ngân hàng xác nhận, ngân hàng được chỉ định chiết khấu có thể không thực hiện theo sự chỉ định, tức là, từ chối chiết khấu.

    Reply

  28. anonymous

    October 16, 2011 at 10:10 pm

    thuy writes:anh cho em hỏi! trong l/c có ghi ngày phát hành là 30/6, ngày giao hàng cuối cùng là 9/8 và ngày hết hiệu lực là ngày 30/8.vậy l/c này có tốt cho nhà nhập khẩu không a?

    Reply

  29. mroldmanvcb

    October 16, 2011 at 11:10 pm

    L/C quy đình như vậy bình thường. Nhà XK có thể giao hàng bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian từ ngày phát hành L/C đến ngày 9/8. Thời hạn xuất trình chứng từ 21 ngày kể từ ngày giao hàng cuối cùng là rộng rãi.

    Reply

  30. anonymous

    October 17, 2011 at 4:10 pm

    huy writes:Anh cho em hỏi:trong các trường 41D: available with any bank by negotiation42C: draft at sight for 100PCT of invoice value in duplicate42A: Drawee BFTVVNVX027anh giải thích rõ giúp em!

    Reply

  31. anonymous

    October 17, 2011 at 4:10 pm

    thuy writes:Cảm ơn anh nhiều! nếu như trong hợp đồng không quy định ngày mở L/C vậy thì có bất lợi cho nhà nhập khẩu không anh? Tại vì như em hiểu thì nếu thời gian mở quá gấp thì nhà nhập khẩu có thể gặp vấn đề sai sót về giấy tờ.

    Reply

  32. mroldmanvcb

    October 17, 2011 at 7:10 pm

    Originally posted by anonymous:

    thuy writes:Cảm ơn anh nhiều! nếu như trong hợp đồng không quy định ngày mở L/C vậy thì có bất lợi cho nhà nhập khẩu không anh? Tại vì như em hiểu thì nếu thời gian mở quá gấp thì nhà nhập khẩu có thể gặp vấn đề sai sót về giấy tờ.

    Hợp đồng không quy định ngày mở L/C thì L/C có thể mở bất kỳ lúc nào miễn là trước ngày giao hàng cuối cùng quy định. Thực tế cho thấy có trường hợp giao hàng trước ngày mở L/C cũng được chấp nhận. Người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) mới cập rập vì L/C mở sát ngày giao hàng chứ nhà nhập khẩu chẳng cập rập gì ngoại trừ việc hoàn thành thủ tục cần thiết để ngân hàng phát hành chấp nhận phát hành L/C.

    Reply

  33. mroldmanvcb

    October 17, 2011 at 7:10 pm

    Originally posted by anonymous:

    huy writes:Anh cho em hỏi:trong các trường 41D: available with any bank by negotiation42C: draft at sight for 100PCT of invoice value in duplicate42A: Drawee BFTVVNVX027anh giải thích rõ giúp em!

    Nghĩa là L/C cho phép xuất trình chứng từ thanh toán tại ngân hàng bất kỳ bằng cách chiết khấu hối phiếu ký phát đòi tiền Vietcombank … (BFTVVNVX027).

    Reply

  34. anonymous

    October 20, 2011 at 10:10 am

    thuy hanh writes:khi mở l/c nhà nhập khẩu được miễn kí quỹ thì có lợi như thế nào vậy anh?

    Reply

  35. mroldmanvcb

    October 20, 2011 at 6:10 pm

    Tiền của anh ta không bị kẹt trong tài khoản ký quỹ, tức là không bị đọng vốn. Anh ta có thể sử dụng số tiền đó quay vòng cho mục đích khác.

    Reply

  36. anonymous

    October 20, 2011 at 10:10 pm

    bach writes:nếu trong l/c quy định địa điểm hết hiệu lực tại nước người bán thì nhà xuất khẩu có lợi ích cụ thể như thế nào vậy a?

    Reply

  37. mroldmanvcb

    October 20, 2011 at 11:10 pm

    Người bán chủ động và có thể kiểm soát để bảo đảm chứng từ được xuất trình tro thời hạn hiệu lực xuất trình của L/C.Ví dụ: hiệu lực xuất trình L/C là ngày 15/10 tại VN, nhà XK VN thực hiện giao hàng ngày 13/10. Trong vòng hai ngày đó nhà XK có thể lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng của mình, ví dụ, VCB, kịp trước khi L/C chấm dứt hiệu lực.Cũng với tình huống đó nhưng nếu nơi chấm dứt hiệu lực ở nước ngoài, nhà XK khó xuất trình chứng từ cho ngân hàng nước ngoài kịp thời vì chứng từ phải được gửi chuyển bằng thư mà gửi bằng thư thì nhà XK không thể chủ động mà phụ thuộc vào công ty chuyển phát nhanh.

    Reply

  38. anonymous

    October 21, 2011 at 10:10 am

    Anonymous writes:a cho em hỏi nếu L/C mở là Quantity: not more than 100000bags.Price:10usd/bag(FOB).nguoi XK lỡ giao lên tàu 100800bags.thì guoi XK nên làm j để thanh toán ở mức cao nhất?

    Reply

  39. mroldmanvcb

    October 21, 2011 at 10:10 pm

    Chứng từ xuất trình bất hợp lệ : giao hàng vượt quá quy định (overshipment). Ngân hàng phát hành có thể từ chối thanh toán chứng từ.Nếu có thể, yêu cầu NHPH tu chỉnh L/C.

    Reply

  40. anonymous

    October 24, 2011 at 5:10 pm

    Anonymous writes:anh cho em hỏi trong hợp đồng có điều khoản về thanh toán như sau:" Part in advance by T/T remittance and balance by T/T remittance on receipt of N/N set of shipping documents. In case balance amount is not remitted to LyondellBasell within 3 days of arival of vessel at the destination port, Basell Asia Pacific LTD reserves the right to sell the mateial elsewhere, th advance amount ưill stand forfeited and Lyondellbasell ưill have no further obligations or liability hereunder, including and supply of replacement material or return of the advanceamount or any other sums. Anh giải thích rõ giúp em với!

    Reply

  41. mroldmanvcb

    October 25, 2011 at 11:10 pm

    Có thể tạm dịch điều khoản đó như sau:Người mua sẽ thanh toán số tiền ứng trước bằng điện chuyển tiền, số tiền còn lại sẽ được thanh toán bằng điện chuyển tiền khi nhận được bộ chứng từ giao hàng không có giá trị chuyển nhượng. Trường hợp số tiền còn lại không được thanh toán cho Lyondell Basell trong vòng 3 ngày kể từ khi tàu đến cảng đến, Basell Asia Pacific có quyền bán nguyên liệu cho người khác, số tiền ứng trước sẽ được chuyển nhượng và theo đó Lyondell Basell sẽ không phải chịu trách nhiệm gì nữa, bao gồm cung cấp nguyên liệu thay thế hay hoàn trả lại số tiền ứng trước.

    Reply

  42. anonymous

    October 26, 2011 at 10:10 am

    Anonymous writes:trong trường 46A: Documents required1. 3/3 original clean ' shipped on board' ocean bill of lading made out to the order of joint stock commercial bank for foreign trade of viet nam, quang ngai branch, marked ' freight prepaid' and notify the applicant.Thì có phải nhà xuất khẩu phải gửi 3 bộ vận đơn gốc cho ngân hàng ngoại thương chi nhánh quảng ngãi và thông báo cho nhà nhập khẩu không vậy anh?

    Reply

  43. anonymous

    October 26, 2011 at 10:10 am

    Anonymous writes:Trong hợp đồng được kí kết ngày 22/06/2010 giữa Trimexco DA NANG và Basell Asia Pacific Limited có các điều khoản như sau:Term of payment: Letter of credit at sightFor payment term:Part in advance by T/T remittance and balance by T/T remittance on receipt of N/N set of shipping documents. In case balance amount is not remitted to LyondellBasell within 3 days of arival of vessel at the destination port, Basell Asia Pacific LTD reserves the right to sell the mateial elsewhere, th advance amount will stand forfeited and Lyondellbasell will have no further obligations or liability hereunder, including and supply of replacement material or return of the advanceamount or any other sums.Thì rõ ràng hai bên không quy định ngày mở L/C phải không anh?

    Reply

  44. anonymous

    October 26, 2011 at 11:10 am

    hanh writes:anh cho em hỏi? nếu trong l/c có các quy định như sau:43P; partial shipments: permited 45A:Decription of goodsQuatity: 49,5 tons (+/-10PCT)Unit price: USD 1247.28/TON-CIF HO CHI MINH CITYAmount: USD 61,740.36(+/-10PCT)Khi làm thủ tục hải quan, khối lượng thực là 50886kg thì nhà nhập khẩu sẽ thanh toán như thế nào vậy anh?

    Reply

  45. mroldmanvcb

    October 26, 2011 at 9:10 pm

    Originally posted by anonymous:

    Anonymous writes:Trong hợp đồng được kí kết ngày 22/06/2010 giữa Trimexco DA NANG và Basell Asia Pacific Limited có các điều khoản như sau:Term of payment: Letter of credit at sightFor payment term:Part in advance by T/T remittance and balance by T/T remittance on receipt of N/N set of shipping documents. In case balance amount is not remitted to LyondellBasell within 3 days of arival of vessel at the destination port, Basell Asia Pacific LTD reserves the right to sell the mateial elsewhere, th advance amount will stand forfeited and Lyondellbasell will have no further obligations or liability hereunder, including and supply of replacement material or return of the advanceamount or any other sums.Thì rõ ràng hai bên không quy định ngày mở L/C phải không anh?

    Hợp đồng quy định vừa bằng L/C at sight vừa bằng phương thức chuyển tiền bằng điện là không rõ ràng. Có thể có sự nhầm lẫn. Đung như bạn nhận xét, phần quy định phí sau cho thấy phương thức thanh toán không liên quan đến L/C.

    Reply

  46. mroldmanvcb

    October 26, 2011 at 9:10 pm

    Originally posted by anonymous:

    Anonymous writes:trong trường 46A: Documents required1. 3/3 original clean ' shipped on board' ocean bill of lading made out to the order of joint stock commercial bank for foreign trade of viet nam, quang ngai branch, marked ' freight prepaid' and notify the applicant.Thì có phải nhà xuất khẩu phải gửi 3 bộ vận đơn gốc cho ngân hàng ngoại thương chi nhánh quảng ngãi và thông báo cho nhà nhập khẩu không vậy anh?

    Đúng là người thụ hưởng phải xuất trình 3/3 vận đơn gốc cho VCB. Trên vận đơn có ô consignee sẽ được ghi: "To the order of VCB Quang Ngai" và ô Notify party sẽ được ghi tên và địa chỉ của Applicant (nhà nhập khẩu).

    Reply

  47. anonymous

    October 26, 2011 at 10:10 pm

    hanhh writes:dạ trong hoa đơn ghi là Quantity tons: 49.500Unit price: 1247.28Amount: 61,740.36 USDVậy nhà nhập khẩu thanh toán như trong hóa đơn là 61,740.36 với khối lượng hàng là 49.5 hay sao a?

    Reply

  48. mroldmanvcb

    October 27, 2011 at 6:10 am

    Originally posted by anonymous:

    hanh writes:anh cho em hỏi? nếu trong l/c có các quy định như sau:43P; partial shipments: permited 45A:Decription of goodsQuatity: 49,5 tons (+/-10PCT)Unit price: USD 1247.28/TON-CIF HO CHI MINH CITYAmount: USD 61,740.36(+/-10PCT)Khi làm thủ tục hải quan, khối lượng thực là 50886kg thì nhà nhập khẩu sẽ thanh toán như thế nào vậy anh?

    Bạn lưu ý một điều là ngân hàng chỉ giao dịch với chứng từ chứ không giao dịch với hàng hóa (Điều 5 UCP 600). Do vậy, nếu chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện L/C, ngân hàng phải thanh toán cho dù khi nhận hàng thực tế hàng bị thiếu hoặc không đúng chất lượng. Vấn đề liên quan đến số lượng, chất lượng hàng hóa trong trường hợp này nên được giải quyết theo hợp đồng mua bán. Nếu không giải quyết được, nhà nhập khẩu có thể khởi kiện nhà xuất khẩu.

    Reply

  49. anonymous

    October 27, 2011 at 9:10 am

    Anonyme writes:Vậy nếu như trong hợp đồng không quy định ngày mở L/C thì hai bên thống nhất ngày mở hay là nhà nhập khẩu tự mở vậy anh?

    Reply

  50. anonymous

    October 27, 2011 at 4:10 pm

    thủy writes:anh cho em hỏi? trong thanh toán bằng l/c thì tỉ giá hối đoái có ảnh như thế nào đến nhà nhập khẩu. như em hiểu thì nếu chỉ nhập một lô hàng thì nó không ảnh hưởng lớn vì tại thời điểm ngân hàng thanh toán cho bên bán thì mới ghi nợ cho nhà nhập khẩu. Nhưng nếu trong một năm mà nhập nhiều lần thì sẽ ảnh hưởng lớn đúng không anh? Hơn nữa trường hợp đã kí quỹ và miễn kí quỹ thì tỉ giá có ảnh hưởng không anh?Tại như thầy em nói thì đã kí quỹ tức là mua ngoại tệ trước nhận hàng sau thì ít rủi ro hơn, và miễn kí quỹ ngược lại?

    Reply

  51. mroldmanvcb

    October 27, 2011 at 10:10 pm

    Originally posted by anonymous:

    Anonyme writes:Vậy nếu như trong hợp đồng không quy định ngày mở L/C thì hai bên thống nhất ngày mở hay là nhà nhập khẩu tự mở vậy anh?

    Mở L/C lúc nào cũng được miễn là người bán có thể sẵn sàng giao hàng và chấp nhận L/C.

    Reply

  52. mroldmanvcb

    October 27, 2011 at 11:10 pm

    Tỷ giá chắc chắn có ảnh hưởng đến nhà nhập khẩu. Tỷ giá tăng không có lợi cho nhà nhập khẩu. Ví dụ: Tại thời điểm mở L/C nhập 10.000 MT phân Urea trị giá USD3.000.000 (tương đương với 60 tỷ đồng VN với tỷ giá 1 USD = 20.000 VND) nhà nhập khẩu ký hợp đồng bán lại cho người mua trong nước với giá 62 tỷ đồng (lãi 2 tỷ đồng). Ba tháng sau hàng về và người bán xuất trình chứng từ để thanh toán, tỷ giá USD tại thời điểm thanh toán 1 USD = 22.000. Nhà nhập khẩu phải bỏ ra 66 tỷ ĐVN mới mua được USD 3.000.000 để thanh toán L/C trong khi người mua trong nước chỉ trả cho anh ta 62 tỷ. Như vậy, tỷ giá USD tăng làm cho nhà nhập khẩu lỗ 4 tỷ trong thương vụ này.Để hạn chế rủi ro về tỷ giá, ngay tại thời điểm mở L/C nhà nhập khẩu có thể mua USD theo giá giao ngay (spot) để ký quỹ trước (như thầy của bạn hướng dẫn) hoặc mua USD theo hợp đồng kỳ hạn (forward).

    Reply

  53. anonymous

    October 28, 2011 at 10:10 am

    thủy writes:Vậy trong trường hợp này thì tỉ giá ảnh hưởng thế nào anh?Ngày 2/6/2010 công ty A Kí kết hợp đồng mua 49.5 tấn hạt nhựa, phương thức thanh toán bằng l/c trả ngay và được miễn kí quỹ tại VCB. Đến ngày 15/10/2010 là hết hiệu lực l/c.Và nhà xuất khẩu đã xuất trình chứng từ trước thời hạn này. Khi đó công ty A thanh toán tiền tại VCB thì sẽ bị thiệt hại gì không a?

    Reply

  54. anonymous

    October 28, 2011 at 10:10 am

    Minh Đạt writes:Trong điều 43P của một L/C có ghi là Partial Shipments: Permited. Như vậy là cho phép giao hàng từng phần đúng không a? Nhưng sao lại không ghi thời gian hay số lượng giao hàng từng đợt a? Em không hiểu lắm!Mong Anh giải đáp giúp!!!

    Reply

  55. mroldmanvcb

    October 28, 2011 at 8:10 pm

    Originally posted by anonymous:

    thủy writes:Vậy trong trường hợp này thì tỉ giá ảnh hưởng thế nào anh?Ngày 2/6/2010 công ty A Kí kết hợp đồng mua 49.5 tấn hạt nhựa, phương thức thanh toán bằng l/c trả ngay và được miễn kí quỹ tại VCB. Đến ngày 15/10/2010 là hết hiệu lực l/c.Và nhà xuất khẩu đã xuất trình chứng từ trước thời hạn này. Khi đó công ty A thanh toán tiền tại VCB thì sẽ bị thiệt hại gì không a?

    Nếu tại thời điểm thanh toán tỷ giá USD tăng so với thời điểm mở LC thì nhà nhập khẩu phải bỏ ra một số tiền VNĐ nhiều hơn số tiền dự kiến ban đầu để mua USD thanh toán L/C. Ví dụ: Bộ chứng từ đòi tiền có giá trị USD1.000.000 và tỷ giá USD tại thời điểm thanh toán tăng 1000VNĐ/1USD so với thời điểm mở L/C thì nhà nhập khẩu phải chi thêm 1tỷ VNĐ.

    Reply

  56. mroldmanvcb

    October 28, 2011 at 8:10 pm

    Originally posted by anonymous:

    Minh Đạt writes:Trong điều 43P của một L/C có ghi là Partial Shipments: Permited. Như vậy là cho phép giao hàng từng phần đúng không a? Nhưng sao lại không ghi thời gian hay số lượng giao hàng từng đợt a? Em không hiểu lắm!Mong Anh giải đáp giúp!!!

    Không ghi thời gian hay số lượng từng đợt nghĩa là cho phép người bán giao hàng thành nhiều lần với số lượng bất kỳ tại thời điểm bất kỳ miễn là trước ngày giao hàng chậm nhất và tổng số lượng hàng được giao không vượt quá số lượng tổng quy định trong L/C..

    Reply

  57. anonymous

    October 28, 2011 at 9:10 pm

    thủy writes:thank a nhiều!! em còn một thắc mắc muốn hỏi anh tí? khi nhà nhập khẩu mở l/c mà được miễn kí quỹ thì vừa có lợi vừa rủi ro phải không anh?Thứ nhất mình có thể quay vòng vốn cho mục đích khácThứ hai do không kí quỹ tức không mua ngoại tệ trước nên đến thời điểm thanh toán tỉ giá USD tăng thì nhà nhập khẩu sẽ tốn thêm một khoản tiền đúng không a?

    Reply

  58. mroldmanvcb

    October 29, 2011 at 6:10 am

    Không phải luôn luôn như vậy. Nhà nhập khẩu có thể không gặp rủi ro về tỷ giá nếu như anh ta có sẵn nguồn USD hoặc là do đã ký hợp đồng mua USD kỳ hạn hoặc là từ một nguồn nào đó, ví dụ, từ hoạt động XK của anh ta.

    Reply

  59. anonymous

    October 31, 2011 at 10:10 am

    thủy writes:Nhà nhập khẩu không kí quỹ và nguồn ngoại tệ của họ cũng không đủ. Hơn nữa họ lại đưa ra bảng tính kinh tế hiệu quả vay vốn ngân hàng là sao a?Em không hiểu lắm!!!

    Reply

  60. anonymous

    October 31, 2011 at 9:10 pm

    hạnh writes:Anh cho em hỏi? Khi L/C quy định trong mucc 46A về chứng từ nếu ghi 3/3 vận đơn gốc phải gửi cho ngân hàng phát hành thì nhà nhập khẩu có lợi gì không a?

    Reply

  61. mroldmanvcb

    October 31, 2011 at 10:10 pm

    Originally posted by anonymous:

    hạnh writes:Anh cho em hỏi? Khi L/C quy định trong mucc 46A về chứng từ nếu ghi 3/3 vận đơn gốc phải gửi cho ngân hàng phát hành thì nhà nhập khẩu có lợi gì không a?

    Chẳng có lợi cũng chẳng có hại. Tuy nhiên, tàu có thể đến cảng sớm hơn bộ chứng từ xuất trình qua ngân hàng. Do vậy, 1/3 vận đơn gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu có thể giúp nhà nhập khẩu nhận hàng tránh bị phạt bốc dỡ chậm hoặc phí lưu kho lưu bãi.

    Reply

  62. mroldmanvcb

    October 31, 2011 at 10:10 pm

    Originally posted by anonymous:

    thủy writes:Nhà nhập khẩu không kí quỹ và nguồn ngoại tệ của họ cũng không đủ. Hơn nữa họ lại đưa ra bảng tính kinh tế hiệu quả vay vốn ngân hàng là sao a?Em không hiểu lắm!!!

    Họ không ký quỹ vì L/C không mở bằng vốn tự có mà bằng vốn vay của ngân hàng. Họ đưa bản tính hiệu quả kinh tế để chứng minh rằng phương án kinh doanh của họ khả thi, có khả năng trả nợ ngân hàng.
    Bạn lưu ý blog của Mr. Old Man chỉ trả lời những câu hỏi liên quan đến thanh toán XNK. Mr. Old Man có thể từ chối trả những câu hỏi ngoài chủ đề này.

    Reply

  63. anonymous

    November 1, 2011 at 2:11 pm

    Thu writes:Dear Mr Duc! I need yr advice on my case. L/C stiputated FOB any China/Japan ports (Incoterms 2000). invoice showing FOB China. I point out discrepancy as trade terms not showing actual ports. the beneficiary does not accept and says that other issuing banks do not point out the discrepancy dispite the stipulation of FOB any China/Japan port. I am looking forward to your soon reply. many thanks.

    Reply

  64. anonymous

    November 2, 2011 at 12:11 am

    Minh Đạt writes:Tại VCB khi nhận được bộ chứng từ do nhà xuất khẩu gửi thì thanh toán viên sẽ tiến hành kiểm tra. Nếu chứng từ phù hợp thì VCB sẽ gửi giấy báo chứng từ phù hợp cho nhà nhập khẩu có kèm theo bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu xem xét không vậy anh? và nếu có thì b/l chưa kí hậu đúng không anh?

    Reply

  65. mroldmanvcb

    November 2, 2011 at 9:11 pm

    Hello Minh Dat,Bạn không cho biết đó là bộ chứng từ xuất trình theo L/C hay là bộ chứng từ nhờ thu. Nếu đó là bộ chứng từ nhờ thu thì VCB không phải kiểm tra sự phù hợp màông qua chỉ làm thủ tục gửi chứng từ nhờ thu cho nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng thu ngân (collecting bank).Nếu đó là bộ chứng từ xuất trình theo L/C, thông thường VCB, với tư cách là ngân hàng được chỉ định hay ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, sẽ kiểm tra chứng từ. Nếu phù hợp VCB có thể chiết khấu và gửi chứng từ đến NHPH hoặc ngân hàng được chỉ định (nếu có) yêu cầu hoàn trả. Nếu VCB không phải là ngân hàng xác nhận, VCB có thể chỉ kiểm tra chứng từ hộ khách hàng nhưng không chiết khấu và gửi chứng từ đến NHPH yêu cầu thanh toán.

    Reply

  66. mroldmanvcb

    November 2, 2011 at 9:11 pm

    Hello Thu,Re: ACTUAL PORTIf the L/C gives a geographical area or range of ports of loading or discharge (e.g., "Any European Port"), the bill of lading must indicate the actual port of loading or discharge, which must be within the geographical area or range stated in the L/C. So, it is understood that this provision is applicable to the bill of lading, and not to other documents, e.g., invoice. As to your case, the following discrepancies may be raised:Invoice: – not showing Incoterms 2000- Port of loading on invoice differing from that on B/L (assuming B/L indicating the actual port)

    Reply

  67. anonymous

    November 3, 2011 at 8:11 am

    Minh Đạt writes:Dạ đây là bộ chứng từ xuất trình theo L/C. Trong đó VCB là ngân hàng phát hành L/C. Công ty Trimexco là nhà nhập khẩu, LYondellbasell là nhà xuất khẩu. Ý em là VCB nhận được bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu thì VCB sẽ tiến hành kiểm tra rồi mới gởi cho nhà nhập khẩu. Khi đó nếu bộ chứng từ đảm bảo thì VCB sẽ gửi giấy báo chứng từ phù hợp cho trimexco kèm bộ chứng từ cho công ty xem xét nhưng trong đó B/L chưa được kí hậu đúng không a? Vì trong B/L quy định mục consignee: to the order of joint stock commercial bank for foreign trade of Viet nam.Trimexco sau khi kiểm tra nếu đồng ý thì kí vào giấy báo rồi gửi toàn bộ chứng tư lại cho VCB. Sau đó VCB tiến hành thanh toán rồi gửi Bộ chứng từ đã kí hậu cho TRimexco.Như vậy đúng không anh?

    Reply

  68. mroldmanvcb

    November 7, 2011 at 8:11 pm

    Nếu chứng từ phù hợp VCB thông báo cho nhà nhập khẩu để làm thủ tục thanh toán L/C, ký hậu BL và giao hứng từ ho nhà nhập khẩu nhận hàng.Trường hợp chứng từ không phù hợp, VCB gửi thông báo từ chối cho ngân hàng xuất trình nêu rõ (i) từ chối thanh toán; (ii) các sai sót; và (iii) tình trạng bộ chứng từ theo Điều 16 (c)(iii). Đồng thời thông báo cho nhà nhập khẩu và có thể hỏi xin ý kiến về việc chấp nhận sai sót chứng từ. Nếu nhà nhập khẩu chấp nhận sai sót và đồng ý thanh toán, VCB mới ký hậu BL để nhà nhập khẩu nhận hàng. Nếu nhà nhập khẩu từ chối, VCB có thể xử lý chứng từ theo một trong những option tại điều 16(c)(iii) mà VCB đã nêu trong thông báo từ chối.Trường hợp gửi trả lại chứng từ cho người xuất trình, VCB gửi trả nguyên bộ chứng từ mà không buộc phải ký hậu cho người xuất trình.

    Reply

  69. mroldmanvcb

    November 26, 2011 at 10:11 am

    Chứng từ được yêu cầu theo L/C thường bao gồm:- Hóa đơn thương mại đã ký (signed commercial invoice)- Vận đơn đường biển sạch đã xếp hàng lên tàu (Clean shipped on board bill of lading)- Bảng kê đóng gói (Packing list).- Chứng nhận xuất xứ (certificate of origin) do Phòng TM và CN phát hành. Nếu hàng nhập khẩu từ nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan, thì C/O phát hành đúng form yêu cầu.- Chứng nhận chất lượng và số lượng.L/C là công cụ thanh toán, chứ không phải công cụ từ chối thanh toán nên chứng từ yêu cầu xuất trình theo L/C nên đơn giản.

    Reply

  70. anonymous

    November 26, 2011 at 10:11 am

    Anonymous writes:anh cho e hỏi! Phương thức tín dụng chứng từ chủ yếu dựa trên chứng từ vì vậy việc quy định bộ chứng từ như thế nào sẽ có lợi cho nhà nhập khẩu. anh giải thích rõ giúp e!

    Reply

  71. anonymous

    December 13, 2011 at 2:12 am

    Anonymous writes:nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành một tín dụng thư với qui định 1/3 original bill of lading được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu trong trường hợp này ngân hàng có chịu rủi ro không? tại sao

    Reply

  72. anonymous

    December 13, 2011 at 2:12 am

    pehang writes:L/C mở yêu cầu "Quantity: not more than 100,000 bags" nhưng nha xk lỡ giao lên tàu 100,500 bags nhà xk nên làm những gì để đảm bảo được thanh toán, tối thiểu hóa rủi ro cho mình?help me ! e dang can gap toi mai thi oi

    Reply

  73. anonymous

    December 13, 2011 at 2:12 am

    pehang writes:L/C mở yêu cầu "Quantity: not more than 100,000 bags" nhưng nha xk lỡ giao lên tàu 100,500 bags nhà xk nên làm những gì để đảm bảo được thanh toán, tối thiểu hóa rủi ro cho mình?help me ! e dang can gap toi mai thi oi

    Reply

  74. mroldmanvcb

    December 13, 2011 at 10:12 pm

    Originally posted by anonymous:

    pehang writes:L/C mở yêu cầu "Quantity: not more than 100,000 bags" nhưng nha xk lỡ giao lên tàu 100,500 bags nhà xk nên làm những gì để đảm bảo được thanh toán, tối thiểu hóa rủi ro cho mình?help me ! e dang can gap toi mai thi oi

    Giao hàng như trên là giao hàng quá số lượng quy định. Để phù hợp và được thanh toán, người thụ hưởng có thể (1) yêu cầu người mở L/C tu chỉnh tăng số lượng hàng lên tương ứng; hoặc (ii) đề nghị người mở L/C xác nhận qua ngân hàng phát hành chấp nhận sai sót đó.

    Reply

  75. mroldmanvcb

    December 13, 2011 at 11:12 pm

    Originally posted by anonymous:

    Anonymous writes:nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành một tín dụng thư với qui định 1/3 original bill of lading được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu trong trường hợp này ngân hàng có chịu rủi ro không? tại sao

    Rủi ro hay không còn tùy thuộc vận đơn lập theo lệnh của ai. Nếu vận đơn lập theo lệnh của NHPH thì chẳng có rủi ro gì vì nếu muốn nhạn hàng nhà nhập khẩu phải mang vận đơn đến NHPH để NHPH ký hậu và ngân hàng chỉ ký hậu vận đơn khi nhà nhập khẩu hoàn thành thủ tục về vốn thanh toán L/C theo yêu cầu của ngân hàng.
    Nếu vận đơn lập theo lệnh của nhà nhập khẩu thì rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng trong trường hợp nhà nhập khẩu xuất trình vận đơn cho hãng tàu để nhận hàng, trong khi lại không thực hiện chuyển tiền ký quỹ hoặc nhận nợ vay để ngân hàng phát hành thanh toán cho nước ngoài.

    Reply

  76. anonymous

    December 28, 2011 at 1:12 pm

    Anonymous writes:Mr Old Man cho cháu hỏi: một L/C yêu cầu C/O được ký phát bởi PHÒNG THƯƠNG MẠI (chamber of commerce). Bộ chứng từ xuất trình: C/O được ký phát bởi PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (chamber of commerce and industry of Vietnam)thì có bị bắt bất hợp lệ không?Chau nghi là BCT hợp lệ, vì ở VN không có Phòng Thương Mại mà chỉ có Phòng TM & CN Vietnam. Nhưng khong chắc chắn nên nhờ Mr Old Man tư vấn giúp. Và nếu có thể Mr Old Man chỉ rõ dựa trên cơ sở, điều khoản nào của UCP hay gì khác. Cảm ơn Mr Old Man. Chúc Mr Old Man một năm mới luôn vui vẻ.

    Reply

  77. mroldmanvcb

    December 29, 2011 at 12:12 am

    Không. Ở VN không có Phòng TM mà chỉ có Phong TM và CN phát hành C/O. Do vậy, mặc dù L/C yêu cầu C/O phát hành bởi Phòng TM, có thế chấp nhaanjk C/O xuất trình được cấp bởi Phong TM và CN VN.Cái này theo thực tế chứ không theo UCP.

    Reply

  78. anonymous

    January 4, 2012 at 2:01 pm

    Anonymous writes:dear Mr Old Man! 1. Consignee tren C/O chi the hien la TO ORDER trong khi consignee tren B/L la TO ORDER OF ISSUING BANK. nhu vay co duoc xem la BHL khong ah? 2. gia su consignee tren B/L khac voi L/C va C/O lai theo B/L thi C/O co bi BHL khong? cam on Mr Old Man

    Reply

  79. mroldmanvcb

    January 4, 2012 at 10:01 pm

    1) Bất hợp lệ. Consignee trên C/O không được mâu thuẫn với consignee trên B/L. Tuy nhiên, nếu L/C yêu cầu B/L lập theo lệnh hoặc theo lệnh của NHPH thì C/O có thể thể hiện tên của Applicant hoặc một bên khác được nêu trong L/C là consignee.2) Bất hợp lệ bởi consignee trên B/L khác với L/C; tương tự consignee trên C/O khác với L/C.

    Reply

  80. anonymous

    January 5, 2012 at 9:01 am

    thu writes:dear Mr Old Man! Consignee trên các chứng từ khác như bảo hiểm, hóa đơn, phiếu đóng gói, … có được hiểu như đối với C/O không? theo em được biết thì consignee trên Health cert., Phyto cert. được áp dụng như C/O. cảm ơn anh vì những điều tư vấn rất bổ ích.

    Reply

  81. mroldmanvcb

    January 5, 2012 at 10:01 pm

    Quy định tại Đoạn 184 ISBP dưới đây áp dụng đối với các chứng từ khác. Không bất hợp lệ. Điều này được xác nhận bởi ICC Official Opinion R699 / TA607. 184. Consignee information, if shown, must not be in conflict with the consignee information in the transport document. However, if a credit requires a transport document to be issued "to order", "to the order of shipper", "to order of the issuing bank" or "consigned to the issuing bank", the certificate of origin may show the applicant of the credit, or another party named therein, as consignee. If a credit has been transferred, the name of the first beneficiary as consignee would also be acceptable.

    Reply

  82. anonymous

    June 9, 2012 at 9:06 pm

    Anonymous writes:a ơi cho e hỏi là số tiền trên l/c là 400 dung sai 5%, số tiền trên hóa đơn là 390 thì trên hối phiếu ghi số tiền là 390 nhưng nếu trên hóa đơn là 450 hay 350 thì ghi số tiền là 400 ạ, trả lời giúp e nhá

    Reply

  83. mroldmanvcb

    June 10, 2012 at 11:06 am

    Hi,1) Nếu số tiền LC là 400 với dung sai 5% và số tiền hóa đơn là 390, thì số tiền trên hối phiếu sẽ là 390.2) Nếu số tiền LC là 400 với dung sai 5% và số tiền hóa đơn là 450. Như vậy, hóa đơn bất hợp lệ. Trong trường hợp này, số tiền ghi trên hối phiếu có thể rơi vào một trong hai tình huông sau:Hối phiếu ghi 450 nếu người thụ hưởng có cơ sở để tin rằng NHPH/người mở LC sẽ chấp nhận hóa đơn và đồng ý thanh toán cả số tiền vượt quá số tiền L/C.Hối phiếu ghi 400 nếu người thụ hưởng chấp nhận với số tiền bằng trị giá L/C. Theo Điều 18(b) nếu ngân hàng được chỉ định chấp nhận hóa đơn với số tiền lớn hơn số tiền L/C nhưng chỉ thanh toán số tiền bằng số tiền L/C thì ngân hàng xác nhận (nếu có) và ngân hàng phát hành phải chấp nhận hóa đơn đó.3) Nếu số tiền LC là 400 với dung sai 5% và số tiền hóa đơn là 350, thì số tiền trên hối phiếu sẽ là 350. Nếu L/C không cho phép giao hàng từng phần thì chứng từ bất hợp lệ bởi hóa đơn/hối phiếu thể hiện số tiền vượt quá 5% thấp hơn số tiền L/C.Best regards,Mr. Old Man

    Reply

  84. anonymous

    August 2, 2012 at 6:08 pm

    Anonymous writes:3) Nếu số tiền LC là 400 với dung sai 5% và số tiền hóa đơn là 350, thì số tiền trên hối phiếu sẽ là 350. Nếu L/C không cho phép giao hàng từng phần thì chứng từ bất hợp lệ bởi hóa đơn/hối phiếu thể hiện số tiền vượt quá 5% thấp hơn số tiền L/C.Best regards,Mr. Old ManChào anh ạ,Em mạo muội muốn comment thế này ạ.Theo ý kiến của em thì câu rả lời trên của anh chưa đúng. Vì trong UCP quy định: "ngay cả khi cấm giao hàng từng phần, một dung sai không vượt 5% ít hơn số tiền của thư tín dụng là được phép…". Vì vậy, trong trường hợp này số tiền chỉ dao động với mức thấp nhất có thể acceptable là 380. Tức là từ 400-> 380. Câu hỏi của bạn ý là số tiền trên hóa đơn là 350. Vì vậy, em nghĩ đây có thể bị ngân hàng coi là discrepancy. Mong anh giải đáp ạ!

    Reply

  85. mroldmanvcb

    August 2, 2012 at 10:08 pm

    Mr. Old Man thấy câu trả lời của mình không sai.Hối phiếu trong trường hợp này chỉ có thể lập bằng giá trị hóa đơn, tức là bằng 350. Nếu LC cấm giao hàng từng phần thì rõ ràng chứng từ xuất trình với số tiền 350 không hợp lệ (underdrawn). Còn nếu như LC cho phép giao hàng từng phần, thì chứng từ đó xem như hợp lệ bởi có khả năng sau đó người thụ hưởng sẽ còn thực hiện lần giao hàng tiếp theo. Phân tích ý đầy đủ câu trả lời (3) của Mr. Old Man là như vậy. Bạn xem lại câu trả lời của Mr. Old Man nhé.

    Reply

  86. anonymous

    October 9, 2012 at 1:10 pm

    ngan ha writes:Artical 30(c) trong UCP 600 là áp dụng trên tổng hay trên từng mặt hàng ah?Ví dụ: mặt hàng là thảm, đơn vị tính SQM

    Reply

  87. anonymous

    October 9, 2012 at 1:10 pm

    Anonymous writes:Artical 30(c) trong UCP 600 là áp dụng trên tổng hay trên từng mặt hàng ah?Ví dụ: mặt hàng là thảm, đơn vị tính SQM

    Reply

  88. anonymous

    October 9, 2012 at 1:10 pm

    Anonymous writes:Artical 30(c) trong UCP 600 là áp dụng trên tổng hay trên từng mặt hàng ah?Ví dụ: mặt hàng là thảm, đơn vị tính SQM

    Reply

  89. mroldmanvcb

    October 9, 2012 at 9:10 pm

  90. anonymous

    October 10, 2012 at 10:10 am

    Anonymous writes:Trường hợp này hình như ko đúng với câu hỏi của em anh ạ. Để em nêu rõ ra thế này:- L/C quy định:Item 1: 10,000 SQM – Unit price: USD10/SQMItem 2: 5,000 SQM – Unit price: USD10/SQMTotal amount: USD150,000(*) L/C không quy định dung sai- Bộ chứng từ về:Item 1: 10,550 SQM – Unit price: USD10/SQMItem 2: 3,950 SQM – Unit price: USD10/SQMTotal amount: 145,000Vậy theo điều 30(c) UCP600, bất hợp lệ giao hàng vượt item 1 và giao hàng thiếu item 2 có tồn tại không?

    Reply

  91. mroldmanvcb

    October 10, 2012 at 7:10 pm

    Xem ý kiến của ICC R688/TA619 dưới đây có giống câu hỏi của bạn không?QUERYDescription: In a documentary credit issued by Bank E in field 39A (Tolerance: 10/10 and a field 45A, the description of goods was as follows: PREPAINTED GALVANIZED COILS EN 10169, DX 51 D ACC.EN 10142,Z275 0,60 X 1250 125 TM PW 10060,60 X 1250 100 TM TR 70010,60 X 1250 25 TM NG 3000UNIT PRICE 655 EUR/TM CIF FOQUANTITY: 250 MT (+/-10PCT)Bank D handed the documents to Bank E, which rejected them mentioning that the allowance has been exceeded in some items. Bank D reverted back to Bank E disagreeing, since "the credit allows a 10% tolerance in the overall amount and does not mention that it has to be considered by item." Question: Can it be understood that the allowance in the overall amount and total quantity is also applicable to partial amounts? On the contrary, can partial amounts be applied to any amount if it does not exceed 275 MT? ANSWERAlthough the letter of credit states that the total quantity of pre-painted galvanized coils is 250MT (+/-10PCT), it does provide evidence of a base quantity for each of the three individual specifications within that stated description of goods. Based on the information provided, the tolerance of +/-10% is to be applied against the individual quantities. As indicated within the Analysis made by the group of experts, the issuing bank should have been more specific as to the application of the tolerance of +/-10% in relation to the stated goods. The position of the majority of the group of experts is supported.

    Reply

  92. anonymous

    October 10, 2012 at 11:10 pm

    Anonymous writes:Dạ, trường hợp của em hơi khác 1 chút anh ạh.Trường hợp trên đây là L/C có quy định dung sai nhưng lại ko nêu rõ dung sai trên tổng hay từng mặt hàng. Bên em thường hay hỏi kĩ khách hàng về vđề này trc khi mở L/C..Tuy nhiên, trường hợp của em là L/C KHÔNG quy định dung sai. Khi hàng về, khối lượng giao có chênh lệch so với L/C quy định, điều 30c UCP600 cho phép áp dụng dung sai +/-5% nhưng lại ko đề cập +/-5% này là trên tổng hay trên từng mặt hàng. Vì theo case của em, nếu tính trên tổng thì số tiền đòi ko vượt quá dung sai (tức hợp lệ), nhưng tính trên từng mặt hàng thì lại có mặt hàng giao hụt, và có mặt hàng giao thừa (tức theo em là bất hợp lệ)..Em muốn nhờ anh clarify liệu có bắt bất hợp lệ trong trường hợp này đc ko ạh?

    Reply

  93. mroldmanvcb

    October 11, 2012 at 9:10 pm

    Tương tự như trường hợp của R688, trong trường hợp này vẫn bất hợp lệ.

    Reply

  94. anonymous

    October 12, 2012 at 3:10 pm

    Anonymous writes:Hi Mr. Old Man,Trường hợp LC phát hành có thể hiện dung sai +/-10% cho 02 mặt hàng, giao hàng từng phần cho phép. Nếu yêu cầu tu chỉnh LC chỉ còn 01 mặt hàng có dung sai +/-10 % thì trường dung sai trong điện LC sẽ bỏ đi hay thể hiện thế nào hả anh

    Reply

  95. mroldmanvcb

    October 13, 2012 at 2:10 pm

    Câu hỏi của bạn chưa rõ lắm. Lưu ý Field 39A dùng để thể hiện tỷ lệ dung sai đối với số tiền L/C. Dung sai về số lượng có thể quy định tại Field 45A hoặc 47A. Trong trường hợp của bạn nếu dung sai đượ thể hiện tại hai Field này, bạn có thể để nguyên.

    Reply

  96. anonymous

    October 15, 2012 at 8:10 am

    Anonymous writes:Em cảm ơn anh. Câu hỏi của em là: Trong LC quy định F39A: 10/10, F45: Mô tả hàng hóa có dung sai cho tổng số lượng (+/-10%), có một đơn giá (+/-10%). —> Khách hàng muốn tu chỉnh như sau: Tổng số lượng chia làm hai đơn giá. Một đơn giá không có dung sai về số lượng và trị giá tiền. Một đơn giá cho số lượng còn lại thì có dung sai (+/-10%). Nếu như vậy thì quy định dung sai ở trường 39A là +/-10% có bị ảnh hưởng không, hay bỏ đi. Hay để trường 39B trong trường hợp này? Hay không cần chỉ cần nêu dung sai trong trường 45

    Reply

  97. anonymous

    October 15, 2012 at 10:10 am

    Anonymous writes: Em cảm ơn anh. Câu hỏi của em là: Trong LC quy định F39A: 10/10, F45: Mô tả hàng hóa có dung sai cho tổng số lượng (+/-10%), có một đơn giá (+/-10%). —> Khách hàng muốn tu chỉnh như sau: Tổng số lượng chia làm hai đơn giá. Một đơn giá không có dung sai về số lượng và trị giá tiền. Một đơn giá cho số lượng còn lại thì có dung sai (+/-10%). Nếu như vậy thì quy định dung sai ở trường 39A là +/-10% có bị ảnh hưởng không, hay bỏ đi. Hay để trường 39B trong trường hợp này? Hay không cần chỉ cần nêu dung sai trong trường 45. Sau khi tu chỉnh trị giá LC tăng lên do có hai đơn giá. Một đơn giá giảm, một đơn giá tăng so với đơn giá ban đầu

    Reply

  98. mroldmanvcb

    October 16, 2012 at 11:10 am

    Bạn có thể chỉ nêu dung sai ở F 45A.

    Reply

  99. anonymous

    March 22, 2013 at 10:03 am

    Uyen writes:chào anh, xin anh cho ý kiến trong trường hợp sau:L/C phát hành thể hiện dung sai 10% của 15.000 tấn hàng hoá, và số tiền thanh toán trên L/C ghi đúng bằng giá trị của 15.000 tấn hàng. Bên xuất khẩu giao 16.500 (= +10% của 15.000) thì Ngân hàng sẽ thanh toán ra sao? có chấp nhận mức thanh toán giá trị của 16.500 tấn hàng hay chỉ trả đúng số tiền ghi trên L/C (=15.000 tấn)???

    Reply

  100. anonymous

    March 22, 2013 at 10:03 am

    Anonymous writes:chào anh, xin anh cho ý kiến trong trường hợp sau:L/C phát hành thể hiện dung sai 10% của 15.000 tấn hàng hoá, và số tiền thanh toán trên L/C ghi đúng bằng giá trị của 15.000 tấn hàng. Bên xuất khẩu giao 16.500 (= +10% của 15.000) thì Ngân hàng sẽ thanh toán ra sao? có chấp nhận mức thanh toán giá trị của 16.500 tấn hàng hay chỉ trả đúng số tiền ghi trên L/C (=15.000 tấn)???

    Reply

  101. mroldmanvcb

    March 23, 2013 at 12:03 am

    Nếu L/C chỉ quy định dung sai đối với số lượng mà không quy định dung sai số tiền thì ngân hàng có thể chấp nhận hóa đơn với số tiền vượt quá số tiền L/C miễn là ngân hàng không thanh toán số tiền vượt quá đó (xem Điều 18(b) UCP 600).

    Reply

  102. anonymous

    March 23, 2013 at 4:03 am

    Anonyme writes:Chào anh Mr. Old Man,Em đang làm đề tài về tranh chấp L/C ạ, hôm nọ em đã có từng hỏi anh một lần rồi. Link của bài viết này đây ạ:http://my.opera.com/mroldmanvcb/blog/2013/03/05/endorsement-of-draftsHôm nay, em lại làm phiền anh, nhờ anh giải thích điều này giùm em với ạ. Trong quyển sách cẩm nang giải quyết tranh chấp của PGS.TS Nguyễn Thị Quy, em đọc thấy có đoạn ghi là "Nếu ngân hàng phát hành, hoặc ngân hàng xác nhận, nếu có vi phạm nghĩa vụ thời gian kiểm tra chứng từ (quá 5 ngày theo UCP 600) thì sẽ dẫn đến việc ngân hàng có khả năng mất quyền từ chối thanh toán.Em đọc mà không hiểu anh Mr. Old Man ạ. Ví dụ NHPH hoặc NHXN kiểm tra chứng từ hơn 5 ngày, theo quan điểm của em thì đó cũng chỉ là một lỗi nhỏ thôi ạ, và do đó không thể gây ra khả năng mất quyền từ chối thanh toán được ạ.Anh Mr. Old Man cố gắng trả lời giúp em với ạ, em cám ơn anh nhiều lắm !P/S: Anh Mr. Old Man nhận em làm đệ tử với ạ, em hâm mộ kiến thức của anh quá ạ. 😀

    Reply

  103. mroldmanvcb

    March 23, 2013 at 8:03 am

    Hi,Điều 14 (b) UCP 600 quy định: Ngân hàng được chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận (nếu có) và ngân hàng phát hành mỗi ngân hàng có tối đa 5 ngày ngân hàng làm việc kể từ ngày chứng từ xuất trình để xác định sự phù hợp của các chứng từ xuất trình (A nominated bank acting on its nomination, a confirming bank, if any, and the issuing bank shall each have a maximum of five banking days following the day of presentation to determine if a presentation is complying).Điều 16 (d) UCP 600 quy định: Thông báo từ chối phải được gửi đi bằng phương tiện viễn thông hoặc, nếu không thể, thì bằng các phương tiện chuyển phát nhanh khác không muộn hơn giờ kết thúc ngày thứ năm tính (theo ngày ngân hàng làm việc) kể từ ngày chứng từ xuất trình (The notice required in sub-article 16 (c) must be given by telecommunication or, if that is not possible, by other expeditious means no later than the close of the fifth banking day following the day of presentation).Điều 16 (f) UCP 600 quy định: Nếu ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận không hành động theo các quy định của Điều 16 (bao gồm việc gửi thông báo từ chối trong vòng 5 ngày ngân hàng làm việc kể từ ngày chứng từ xuất trình), thì nó mất quyền tuyên bố chứng từ xuất trình không phù hợp (If an issuing bank or a confirming bank fails to act in accordance with the provisions of this article, it sh shall be precluded from claiming that the documents do not constitute a complying presentation). LC được phát hành tuân thủ theo UCP 600 và các ngân hàng liên quan phải hành động tuân thủ theo UCP 600. Kết luận: Giải thích của cô Quy là đúng với tinh thần của UCP 600.Best regards,Mr. Old Man

    Reply

  104. anonymous

    September 15, 2013 at 1:09 pm

    Anonymous writes:Dear Old Man.em có bài này về ucp mong anh giải đáp.- chứng từ có dẫn chiếu đến áp dụng UCP 600.- Điều 39 ghi: + – 5% số lượng, cho phép giao nhiều lần và chuyển tải- số lượng lần 1 : around 50.000 MT- lần 2: around 30.000 MT- lần 3: 20.000 MTlần 1 giao: 55.000 MTNgân hàng xác nhận từ chối thanh toán vì:- từ "around" không được định nghĩa trong UCP 600 nên sẽ áp dụng mức dung sai là 5% theo điều 39.- Lần 1 giao 55.000 MT vượt 10%.Vậy e hỏi là ngân hàng xác nhận từ chối thanh toán có đúng không ạ?em cám ơn anh!

    Reply

  105. anonymous

    September 15, 2013 at 2:09 pm

    Anonymous writes:Em xin đăng lại cụ thể như sau: mong anh phân tích giúp em.Tolerance in LC amount and shipped quantityA confirmed letter of credit subject to UCP 600 states:In Field 39A: + or – 5%In filed 43P: Partial shipments and drawings allowedIn field 45A: 100,000 MT steel round bars BS 1234 per PO No. 5678.1st shipment: Around 50,000 MT2nd shipment: Around 30,000 MT3rd shipment: Around 20,000 MTThe confirming bank refuses to pay based on following discrepancies:“Around” is not a word defined in UCP 600. Hence the tolerance limit in quantity should be governed by the tolerance limit in the credit, namely + or – 5%.The issuing bank should bear the consequences of unclear or misleading wordings as well as ambiguity in the credit.Hence the quantity in the 1st shipment, 55,000 MT exceeds the tolerance limit of + or – 5% in the credit.Question: Is the confirming bank right in its refusal?

    Reply

  106. mroldmanvcb

    September 15, 2013 at 10:09 pm

    Vì thông tin cung cấp không đầy đủ nên xin trả lời trên cơ sở giả định rằng LC quy định giao hàng nhiều lần theo Điều 32. Từ chối của NHXN có giá trị.

    Reply

  107. anonymous

    October 21, 2013 at 11:10 pm

    Anonyme writes:anh ơi… cho em hỏi là khi giá trị hàng được giao ít hơn giá trị L/C nhưng vẫn nằm trong dung sai thì khi ký phát hối phiếu sẽ đòi tiền giá trị giao hàng hay là giá trị như trong L/C ạ?

    Reply

  108. mroldmanvcb

    October 22, 2013 at 7:10 am

    HP lập theo giá trị hàng hóa đã giao thực tế.

    Reply

  109. anonymous

    October 29, 2013 at 9:10 pm

    Phượng writes:a ơi cho em hỏi là hối phiếu được lập sau ngày giao hàng chậm nhất hay là chỉ cần lập sau ngày giao hàng là được ạ?ví dụ như là giao hàng trong tháng 12, tức là ngày giao hàng chậm nhất là ngày 31/12. Tuy nhiên đến ngày 15/12 thì hàng đã được bên nhập khẩu giao xong thì ngày lập hối phiếu có thể là ngày nào ạ?Em cảm ơn anh ạ…

    Reply

  110. mroldmanvcb

    October 30, 2013 at 1:10 pm

    Ngày nào cũng được nhưng không được muộn hơn ngày xuất trình chứng từ.

    Reply

  111. anonymous

    October 31, 2013 at 2:10 pm

    Anonymous writes:anh cho em hỏi các ngân hàng phải làm gì và có thể làm gì khi nhận được hoá đơn có số tiền vượt quá số tiền của l/c?

    Reply

  112. mroldmanvcb

    October 31, 2013 at 5:10 pm

    Cũng có trường hợp hóa đơn vượt quá số tiền LC nhưng phù hợp LC, ví dụ, LC chỉ phát hành với giá trị bằng 70% giá trị hợp đồng bởi 30% đã được trả trước ngoài LC. Trong trường hợp này, hóa đơn là 100% nhưng hối phiếu đòi tiền chỉ bằng 70% giá trị hóa đơn. Trường hợp này hóa đơn phù hợp nên phải thanh toán.Trường hợp hóa đơn có số tiền vượt quá LC nhưng người thụ hưởng chỉ yêu cầu thanh toán bằng giá trị LC thì ngân hàng có thể chấp nhận theo Điều 18 (b)UCP (A nominated bank acting on its nomination, a confirming bank, if any, or the issuing bank may accept a commercial invoice issued for an amount in excess of the amount permitted by the credit, and its decision will be binding upon all parties, provided the bank in question has not honoured or negotiated for an amount in excess of that permitted by the credit).

    Reply

  113. anonymous

    October 31, 2013 at 10:10 pm

    Anonymous writes:Anh có thể giải đáp giúp e tình huống này được k ạ :dMột khách hàng phân trần :" Tôi đến NH đề nghị mở l/c, NH yêu cầu ký quỹ 100% giá trị l/c, tôi đã thực hiện, nghĩa là tôi không hề vay ngân hàng 1 đồng nào, thế mà ngân hàng cứ gọi tôi là "con nợ" (tín dụng)! Ngay cả khi tôi không ký quỹ đồng nào, thì tôi chỉ trở thành nợ của ngân hàng khi ngân hàng đứng ra trả thay l/c cho tôi!". ai có thể giúp trả lại sự công bằng cho tôi?

    Reply

  114. mroldmanvcb

    October 31, 2013 at 11:10 pm

    Cái này chỉ là ngôn từ các thầy cô nghĩ ra thôi chứ trên thực tế chẳng có ngân hàng nào gọi khách hàng là "con nợ". Tuy nhiên, xét về mối quan hệ hợp đồng giữa người yêu cầu phát hành LC và ngân hàng phát hành (NHPH) thì người yêu cầu phát hành LC phải có nghĩa vụ hoàn trả cho NHPH số tiền mà NHPH thanh toán LC cho người thụ hưởng. Trong trường hợp này xem như người yêu cầu phát hành LC nợ NHPH phát hành một khoản tiền và khoản tiền đó được bảo đảm bằng tài sản ký quỹ (tiền ký quỹ). Ở đây cần phân biệt rạch ròi giữa tiền phải hoàn trả (khoản nợ) cho NHPH và tài sản bảo đảm khoản nợ đó (tiền ký quỹ).Vậy, nếu xét về pháp lý thì người yêu cầu phát hành LC là "con nợ" của NHPH.

    Reply

  115. anonymous

    December 6, 2013 at 5:12 pm

    Phượng writes:a ơi cho e hỏi tí về hối phiếu ạ… hối phiếu có hai mặt thì mặt sau của nó gồm những gì ạ…tại sao ký hậu lại ký ở mặt sau và ký hậu là ký như thế nào ạ… với cả hối phiếu rõ ràng mặt trước có ký rồi, thế ký ở mặt trước có tác dụng gì ạ…. À còn khi người nhập khẩu nhận được hối phiếu đòi tiền và họ chấp nhận thanh toán thì họ vừa phải ký vừa phải ghi chấp nhận ạ…thế người phát hành hối phiếu có bắt buộc phải ký vào mặt trước không ạ…. em cảm ơn trước ạ….

    Reply

  116. mroldmanvcb

    December 6, 2013 at 11:12 pm

    Hối phiếu phải được người đòi tiền ký. Trong giao dịch nhờ thu hối phiếu ký phát đòi tiền nhà nhập khẩu. Mặt trước hối phiếu có thể ghi "Trả theo lệnh của Ngân hàng…". Ngân hàng này sẽ ký hậu ở mặt sau. Nếu là hối phiếu trả chậm, nhà nhập khẩu phải ký chấp nhận hối phiếu (thường cũng ở mặt sau hối phiếu.

    Reply

  117. anonymous

    December 8, 2013 at 9:12 pm

    Phượng writes:a ơi cho e hỏi về tình huống này chút ạ, thực sự thì e đã tìm hiểu ucp nhưng không có căn cứ chắc chắn để làm ạ…Một L/C quy định rằng: Người hưởng lợi phải xuất trình B/L đường biển chỉ rõ hàng giao từ Copenhagen FOB tới Tokyo, cho phép chuyển tải.Ngân hàng nhận được B/L đường biển ghi chú “Shipment from Copenhagen by Truck to Hamburg” và trên B/L này có “notation of loading on board the Vessel from Hamburg to Tokyo”. Ngân hàng này từ chối thanh toán chứng từ. Cho biết ý kiến của bạn.e cảm ơn trước ạ…

    Reply

  118. anonymous

    December 8, 2013 at 9:12 pm

    Anonyme writes:a ơi cho e hỏi là khi tham gia thanh toán L/C thì có tối đa là bao nhiêu ngân hàng ạ…

    Reply

  119. anonymous

    December 8, 2013 at 9:12 pm

    Phượng writes:e xin lỗi vì hỏi hơi nhiều nhưng cho e hỏi thêm một bài tập tình huống này nữa ạ… Ngày 26/06/2006, một người nhập khẩu Việt Nam ký kết với một người xuất khẩu nước ngoài, nhập khẩu 1 lô thép CIF Hải Phòng. + Giao hàng trong tháng 7/06 + Thanh toán bằng thư tín dụng không huỷ ngang mở chậm nhất là ngày 30/06/06Điều khoản phạt: Nếu giao hàng chậm 15ngày, mở L/C chậm 15 ngày => thì chịu phạt 5% tổng trị giá hợp đồng- Ngày 30/06/06, người mua có gửi một bức điện cho người bán telex trình bày về khó khăn khách quan là do dư nợ quá lớn nên ngân hàng chưa mở ngay cho L/C và đề nghị người bán gia hạn mở L/C.- Ngày 3/7/06, người bán có trả lời bằng điện đồng ý gia hạn đến chậm nhất ngày 7/6/06 (until June 7th 2006), người mua đã nhận, 20 phút sau người bán nhận ra và sửa lại, gửi lại July 7th 2006.- Ngày 9/8/06, người bán không nhận được thư L/C, cũng không nhận được giải thích gì khác của người mua nên yêu cầu người mua nộp tiền phạt do vi phạm hợp đồng. Người mua không chịu nộp phạt nên người bán kiện người mua ra trọng tài quốc tế.Trọng tài quốc tế sẽ giải quyết như thế nào? e có tìm hiểu qua tình huống này trong ucp nhưng e nghĩ lại thì rõ ràng L/C chưa được mở thì trích ucp liệu có hợp lý không… em cảm ơn trước ạ…

    Reply

  120. mroldmanvcb

    December 9, 2013 at 8:12 am

    Originally posted by anonymous:

    Anonyme writes:a ơi cho e hỏi là khi tham gia thanh toán L/C thì có tối đa là bao nhiêu ngân hàng ạ…

    Không chắc hiểu đúng câu hỏi của bạn là có bao nhiêu ngân hàng tham gia thanh toán LC hay có bao nhiêu ngân hàng tham gia vào giao dịch LC. Nếu là tham gia thanh toán LC, tùy theo từng trường hợp có thể có các ngân hàng sau:1) Ngân hàng của người thụ hưởng (ngân hàng đòi tiền)2) Ngân hàng đại lý của ngân hàng của người thụ hưởng, nơi ngân hàng của người thụ hưởng mở TK và chỉ thị ngân hàng phát hành/ngân hàng được chỉ định chuyển tiền thanh toán 3) Ngân hàng được chỉ định hoàn trả (nếu có)4) Ngân hàng phát hành LC

    Reply

  121. mroldmanvcb

    December 9, 2013 at 8:12 am

    Originally posted by anonymous:

    Phượng writes:e xin lỗi vì hỏi hơi nhiều nhưng cho e hỏi thêm một bài tập tình huống này nữa ạ… Ngày 26/06/2006, một người nhập khẩu Việt Nam ký kết với một người xuất khẩu nước ngoài, nhập khẩu 1 lô thép CIF Hải Phòng. + Giao hàng trong tháng 7/06 + Thanh toán bằng thư tín dụng không huỷ ngang mở chậm nhất là ngày 30/06/06Điều khoản phạt: Nếu giao hàng chậm 15ngày, mở L/C chậm 15 ngày => thì chịu phạt 5% tổng trị giá hợp đồng- Ngày 30/06/06, người mua có gửi một bức điện cho người bán telex trình bày về khó khăn khách quan là do dư nợ quá lớn nên ngân hàng chưa mở ngay cho L/C và đề nghị người bán gia hạn mở L/C.- Ngày 3/7/06, người bán có trả lời bằng điện đồng ý gia hạn đến chậm nhất ngày 7/6/06 (until June 7th 2006), người mua đã nhận, 20 phút sau người bán nhận ra và sửa lại, gửi lại July 7th 2006.- Ngày 9/8/06, người bán không nhận được thư L/C, cũng không nhận được giải thích gì khác của người mua nên yêu cầu người mua nộp tiền phạt do vi phạm hợp đồng. Người mua không chịu nộp phạt nên người bán kiện người mua ra trọng tài quốc tế.Trọng tài quốc tế sẽ giải quyết như thế nào? e có tìm hiểu qua tình huống này trong ucp nhưng e nghĩ lại thì rõ ràng L/C chưa được mở thì trích ucp liệu có hợp lý không… em cảm ơn trước ạ…

    Tranh chấp trong trường hợp này sẽ giải quyết theo hợp đồng, chứ không theo UCP.

    Reply

  122. mroldmanvcb

    December 9, 2013 at 11:12 am

    Originally posted by anonymous:

    Phượng writes:a ơi cho e hỏi về tình huống này chút ạ, thực sự thì e đã tìm hiểu ucp nhưng không có căn cứ chắc chắn để làm ạ…Một L/C quy định rằng: Người hưởng lợi phải xuất trình B/L đường biển chỉ rõ hàng giao từ Copenhagen FOB tới Tokyo, cho phép chuyển tải.Ngân hàng nhận được B/L đường biển ghi chú “Shipment from Copenhagen by Truck to Hamburg” và trên B/L này có “notation of loading on board the Vessel from Hamburg to Tokyo”. Ngân hàng này từ chối thanh toán chứng từ. Cho biết ý kiến của bạn.e cảm ơn trước ạ…

    Sẽ dễ trả lời hơn khi lộ trình được diễn giải bằng SWIFT field, ví dụ, 44E: Copenhagen port; 44F: Tokyo port. Mặc dù vậy, chứng từ thể hiện shipped on board Hamburg dường như không phù hợp với yêu cầu giao hàng FOB Copenhagen bởi FOB dùng cho điều kiện giao hàng bằng đường biển.

    Reply

  123. anonymous

    December 16, 2013 at 8:12 pm

    Keep-Walking writes:Anh ơi cho em hỏi chút ạ: L/C ghi làshipment: around 1000 MTthì dung sai về lượng hàng được giao là bao nhiêu ạ? em cảm ơn anh ạ

    Reply

  124. mroldmanvcb

    December 16, 2013 at 9:12 pm

    UCP sử dụng từ "about" và "approximately" với ý nghĩa là cho phép dung sai +/- 10%. Around không được định nghĩa nên không quan tâm. Đối với LC quy định quy định đơn vị hàng hóa là MT, KG thì dung sai cho phép là +/- 5%. Như vậy, có thể giao hàng từ 950MT đến 1050MT

    Reply

  125. vinh

    October 17, 2016 at 11:08 am

    Cho em hỏi một chút! hiện tại khách hàng bên em đang có nhu cầu mở LC: khối lượng hàng là 3,000.00 MTS (+/-10%), đơn giá là 195 USD/MT, tổng giá trị là 585,000.00 (+/-10%). tuy nhiên khách hàng đã thanh toán đặt cọc USD 58,500.00. vậy thì nên ghi trị giá LC như thế nào là hợp lý để khi thanh toán không bị vượt quá giá trị hợp đồng mà nếu giao thiếu hàng theo hợp đồng thì vẫn bắt lỗi được?

    Reply

  126. Faisal Zaheer

    December 8, 2023 at 2:10 am

    Hi Old Man,

    A credit is issued covering a shipment of 500MT of Sugar. The amount of the credit is USD170,000.
    The beneficiary presents documents for the amount of USD170,000 but evidencing shipment of 500.5MT.

    Is this cause refusal form issuing bank because A tolerance not to exceed 5% more or 5% less than the quantity of the goods is allowed, but the above said is .5mt excess it should be .25mt excess ?

    please guide .

    Reply

    • Mr Old Man

      December 8, 2023 at 7:49 am

      Acceptable based on Article 30 (b).
      ATTENTION: You should not “attacked” me with a lot of questions at a time. I do not have time to answer all questions. One question a day is welcomed.

      Reply

  127. Faisal Zaheer

    December 12, 2023 at 11:01 pm

    Okay sir one question at a time. Thanks you for your reply.

    Reply

Leave a Reply to anonymous Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

QUESTION REGARDING THE TRANSFERRING BANK’S LIABILTY UNDER THE TRANSFERRED LC

QUESTION Dear Mr. Old Man, Em có 2 câu hỏi về LC chuyển nhượng như sau: Khi người thụ hưởn…