Home Mr Old Man Payment FIELD 72 (SENDER TO RECEIVER INFORMATION) OF MT 103

FIELD 72 (SENDER TO RECEIVER INFORMATION) OF MT 103

25 min read
68
0
20,169

Zen’s query

Anh Đức mến!

Trước hết rất cám ơn anh vì đã là một .. friend của em,;)nhờ vậy em đã học được rất nhiều những kiến thức trong TTQT từ những Entry anh đang post hàng ngày. Thực ra tiếng Anh của em cũng không đến nỗi tệ để có thể đọc được những bài viết English của anh, nhưng quả thực là với những bài viết Tiếng Việt hiếm hoi làm cho người đọc… lười như em đỡ vất vả hơn và hiểu vấn đề cũng rõ ràng hơn.;p Em biết anh rất bận nhưng vẫn mong là anh sẽ có nhiều hơn những bài viết bằng TV hoặc.. nếu có thể anh sẽ có những Entry song ngữ thì tuyệt vời quá. Hì hì.. (Cô này đòi hỏi lắm thế!;p)

Tiện đây, em cũng muốn hỏi anh một chút về tiêu chuẩn điện SWIFT, về Field 72 trong điện chuyển tiền. Cách chọn đúng code chính xác, phù hợp với bên nhận điện. Khi nào dùng /REC/? /INT/? /ACC/? /BNF/?
Vấn đề này em hiểu chưa được rõ ràng lắm, rất mong nhận được sự chỉ bảo của anh! Nếu anh có thời gian mail lại cho em nhé!:)

Chân thành cám ơn anh và chúc anh sức khỏe!
PS: Nếu anh không phiền, cho em xin nick chat yahoo của anh nhé, để em có thể nói chuyện trực tiếp với anh khi nào có thể.

Thanks a lot!:)

————————————
Mr. Old Man’s answer

Chào Zen,

Cám ơn Zen đã thường xuyên ghé thăm blog của Mr. Old Man.

Về những đề xuất và câu hỏi của bạn, Mr. Old Man xin trả lời như sau:

ENTRY TIẾNG VIỆT, ENTRY TIẾNG ANH

Hầu hết những entry post lên blog của Mr. Old Man là từ những bài viết của Mr. Old Man đã hoặc sẽ được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. Cũng có nhiều entry được post lại từ các diễn đàn quốc tế mà Mr. Old Man tham gia với tư cách là người comment các câu hỏi trên những diễn đàn đó. Ngay cả những blogger trong nước khi đặt những câu hỏi bằng tiếng Anh thì Mr. Old Man cũng cố gắng trả lời bằng tiếng Anh.

Đó là lý do vì sao khi thì bạn gặp entry bằng tiếng Việt và khi thì gặp những bằng tiếng Anh.
Đề xuất song ngữ của bạn rất hay. Mr. Old Man cũng từng có ý định như thế nhưng khả năng và thời gian không cho phép nên ý định đó chưa thể thực hiện được.

Dù sao, Mr. Old Man cũng cám ơn ý kiến đề xuất của bạn và hứa sẽ cố gắng có thêm nhiều entry bằng tiếng Việt để phục vụ được nhiều bạn đọc hơn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN “CODE” PHÙ HỢP Ở TRƯỜNG 72 (SENDER TO RECEIVER INFORMATION)?
Thành thật mà nói, Mr. Old Man từ lâu đã không trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến các mẫu điện SWIFT. Tuy nhiên, vì bạn hỏi nên Mr. Old Man phải tìm đọc lại tài liệu và trả lời bạn như sau:
Standards Release Guide – February 2006 định nghĩa field 72 là trường quy định thông tin phụ (bổ sung) dành cho Ngân hàng Nhận điện hoặc bên khác được chỉ định

Trừ phi có sự thoả thuận khác giữa Ngân hàng Gửi điện (Sender) và Ngân hàng Nhận điện (Receiver), một trong những code (mã) sau đây phải được sử dụng, được đặt ở giữa hai dấu xuyệt (“/”), ví dụ: /ACC/, /INS/, /INT/ hoặc /REC/.

Các “code” chỉ định bên mà thông tin hoặc chỉ thị dự định dành cho bên đó
/ACC/ : Các chỉ thị đối với Tài khoản Tại Ngân hàng (Instructions for the Account With Institution).
/INT/ : Các chỉ thị đối với Ngân hàng Trung gian (Instructions for the Intermediary)
/REC/ : Các chỉ thị dành cho Ngân hàng Nhận điện (Instructions for the Receiver of the message).

Lưu ý: /BNF/ (Thông tin đối với người hưởng lợi). Code này có thể dùng trong các MT MT 202, 203, 204, 205. Code này không được dùng trong điện MT 103 bởi trường 70 (chi tiết trả tiền) là để dùng cho các chi tiết giao dịch chủ định dành cho người hưởng lợi. Code này cũng không được dùng trong MT 200 và 201 vì người hưởng lợi chính là Ngân hàng Gửi điện.

Các “code” nhận biết bên tham gia giao dịch chưa được nhận biết ở các trường khác, và được cung cấp như là thông tin dành cho Ngân hàng nhận điện

/INS/ : Ngân hàng Chỉ thị mà đã chỉ thị cho Ngân hàng gửi điện thực hiện giao dịch (Instructing Institution, which instructed the Sender to execute the transaction).
Code này được sử dụng ở trường 72 trong trường hợp bên này khác với bên ra lệnh (Ordering Party) được quy định ở trường 52a. Code này giúp nhận biết bên mà đã chỉ thị cho Ngân hàng gửi điện thực hiện giao dịch.
Code nhận diện ngân hàng theo tiêu chuẩn ISO được khuyến khích sử dụng. Độ dài của trường này không quá hai dòng .

Quy tắc sử dụng

Không bao giờ sử dụng field 72 để ghi thông tin dành cho một trường khác.
Mỗi mục có code phải bắt đầu bằng code đó và có thể được điền thêm thông tin.
Mỗi code được sử dụng phải nằm giữa hai dấu xuyệt và xuất hiện ở đầu dòng. Sau code có thể ghi thêm thông tin.
Thông tin bổ sung có liên quan với code ở trước, được tiếp tục ở (các) dòng kế tiếp , phải bắt đầu bằng dấu xuyệt kép “//”, và nếu được sử dụng, phải bắt đầu ở một dòng mới. Thông tin bổ sung là thông tin cuối cùng ở trường này.

Việc sử dụng field 72, đặc biệt với các chỉ thị không có code, có thể gây ra sự chậm trễ, bởi vì, trong các hệ thống xử lý tự động, sự có mặt của trường này thông thường yêu cầu phải can thiệp bằng tay.
Tốt nhất là hãy sử dụng các code tiêu chuẩn nêu trên. Trong trường hợp có sự thoả thuận song phương về việc sử dụng các code ở trường này có hiệu lực, code đó phải phù hợp khổ cấu trúc (structured format) của trường này.

Một ví dụ trường 72 trong điện MT 103

72:/INS/BCZAZRKIBIC’CrLf’
/REC/FOR THE ATTENTION OF DHR SMIDT’CrLf’
//SPECIAL OPERATIONS’CrLf’

Ngân hàng Gửi điện đã nhận chỉ thị từ Banque Commerciale Zairoise, Kinshasha (/INS/), mặc dù ngân hàng này
không phải là Ngân hàng Ra lệnh gốc mà lẽ ra đã được nhận biết ở trường 52a; Ngân hàng Nhận điện được yêu cầu chuyển chỉ thị đến Dhr Smidt (/REC/).

Việc sử dụng code /REC/ có khả năng sẽ khiến chỉ thị không được xử lý tự động trong trường hợp này, bởi thông tin theo sau yêu cầu phải có giải thích.

Một số ví dụ cho thấy trường 72 không được thực hiện đúng

Ex 1:
:72:HAPPY CHRISTMAS’CrLf’

Lý do không đúng: Dòng đầu của trường không có code.

Ex 2:
:72://SPECIAL OPERATIONS’CrLf’
/REC/FOR THE ATTENTION OF DHR SMIDT’CrLf’

Lý do không đúng: Dòng đầu của trường không có code.

Ex 3:
:72:/REC/FOR THE ATTENTION OF DHR SMIDT’CrLf’
;
SPECIAL OPERATIONS’CrLf’

Lý do không đúng: Dòng thứ hai của trường không có code hoặc không có dấu xuyệt kép “//”..

Ex 4:
:72:/REC/’CrLf’
//’CrLf’

Lý do không đúng: không có thông tin theo sau dấu “//”

Ex 5:
:72:/REC/’CrLf’
//eee’CrLf’
(e được hiểu là khoảng trống)

Lý do không đúng: Thông tin theo sau dấu “//” hoàn toàn là những ký tự để trống.

Ex 6:
:72:/AAAAAAAAA/’CrLf’
/REC/’CrLf’

Lý do không đúng: Code “/AAAAAAAAA/”, ở dòng đầu quá 8 ký tự.

Ex 7:
:72:/AAAAAAAA/12345678901234567890123456’CrLf’
/REC/’CrLf’

Lý do không đúng: Nội dung của dòng đầu quá 35 ký tự.
…….

Không chỉ mỗi mình bạn mà có rất nhiều thanh toán viên khác cũng thường lúng túng về việc sử dụng các code này. Có thể là do (i) trường này không phải là trường bắt buộc phải sử dụng (optional); (ii) trên thực tế trường này không được sử dụng thường xuyên; (iii) giữa các ngân hàng đại lý có thoả thuận song phương về cách ghi thông tin ở trường 72 khác với quy định của SWIFT…

Mỗi ngày ngân hàng của Mr. Old Man thực hiện vài chục điện chuyển tiền MT 103 nhưng hầu như không sử dụng hết các code trên ở trường 72 và thậm chí không sử dụng trường 72 bởi như đã nói Ngân hàng Gửi điện không bị bắt buộc phải sử dụng trường thông tin thêm này.

Rất tiếc là Mr. Old Man không phải là người trực tiếp tác nghiệp nên phần giải thích cũng nghiêng về lý thuyết nhiều hơn thực tế. Tuy nhiên, Mr. Old Man cũng rất hi vọng rằng phần giải thích này giúp bạn có khái niệm rõ hơn về việc sử dụng các code ở trường 72 trong các điện chuyển tiền MT 103.

Để có thêm thông tin về vấn đề này, Mr. Old Man đề nghị bạn nên đọc thêm tài liệu sau đây:

SWIFTStandards
Standards Usage Guideline

Bạn có thể vào Google để tìm tài liệu này.

NICK CHAT YAHOO

Mr. Old Man hơi bị nhà quê. Chưa bao giờ “chat chít” trên mạng nên Mr. Old Man không có nick chat yahoo.
Để hôm nào Mr. Old Man thử “chat” cho biết.

Chúc bạn thành công.
Mr. Old Man …

  • FIELD 72 (SENDER TO RECEIVER INFORMATION) OF MT 103

    Zen’s query Anh Đức mến! Trước hết rất cám ơn anh vì đã là một .. friend của em,;)nhờ vậy …
Load More Related Articles
Load More By Mr Old Man
Load More In Payment

68 Comments

  1. anonymous

    March 30, 2010 at 11:03 am

    Anonymous writes:Kính gửi chú Đức,Cho phép cháu được gọi chú như vậy cho thân mật vì cháu biết tuổi đời và tuổi nghề của cháu còn quá trẻ so với chú.Nghe tiếng chú đã lâu hôm nay cháu có tình huống này nhờ chú tư vấn giúp L/C states: F41D: Avaiable with any bank By negotiationF46A: + Full set of clean Ocean Bills of lading indicating the date of loading on board vessel, on which stamp the signer of carrier has to make his autographs, made out to order of the negotiating bank and endorsed by them to the credit opening bank, marked Ocean Freight Prepaid, notify Hanwa Co., Ltd. Tokyo (Fax No. 81-3-3544-2050).Nếu Ngân hàng cháu đóng vai trò là Presenting bank, thì có nên chấp nhận B/L theo lệnh Presenting bank hay không ? Cháu cảm ơn chú nhiều

    Reply

  2. mroldmanvcb

    March 30, 2010 at 2:03 pm

    Trước hết xin xác nhận rằng vẫn có trường hợp vận đơn được yêu cầu như vậy và thông thường là lập theo lệnh của ngân hàng xác nhận hoặc một ngân hàng thương lượng được chỉ định đích danh và ký hậu cho NHPH. Mục đích của yêu cầu này là nhằm ràng buộc người hưởng lợi xuất trình chứng từ cho ngân hàng thương lượng được chỉ định và có lẽ cũng nhằm mục đích hạn chế chứng từ giả mạo (!?)Trường hợp bạn mô tả tôi thấy không cần thiết phải yêu cầu như thế. Nếu không yêu cầu sửa đổi LC thì vận đơn có thể lập theo một trong hai cách sau đều có thể chấp nhận:(i) To the order of ABC Bank (the presenting bank), endorsed to XYZ Bank (the issuing bank); hoặc(ii) To the order of the XYZ bank (the issuing bank)Để tránh tranh chấp vì quan điểm khác nhau, cách (i) là tốt hơn. Tôi thấy không có vấn đề gì trừ phi presenting bank không muốn ký hậu vì lý do nào đó.Regards,Mr. Old ManP/s: Đừng gọi bằng chú mà hãy gọi là Mr. Old Man.

    Reply

  3. anonymous

    March 31, 2010 at 3:03 pm

    Anonymous writes:Dear Mr Old Man !Thanks for yr answer.Best regards,

    Reply

  4. anonymous

    April 9, 2010 at 9:04 pm

    Anonymous writes:chào Mr Old Man!Cho em hỏi các bức điện MT100, MT103, MT200, MT202 dùng trong chuyển tiền có chức năng gì vậy? Mỗi loại dùng như thế nào?khi ngân hàng đã sử dụng điện SWIFT thì có gặp rủi ro nào không? Rất mong Mr Old Man chia sẻ cho em một số kiến thức về điện SWIFT và các rủi ro ngân hàng tránh được khi sử dụng điện SWIFT ạ! Chúc Mr Old Man cuối tuần vui vẻ!

    Reply

  5. mroldmanvcb

    April 9, 2010 at 10:04 pm

    Hi,MT 100 là điện chuyển tiền cho người hưởng cuối cùng không phải là một tổ chức tài chính hoặc ngân hàng. Ví dụ: Theo lệnh của khách hàng A, VCB sử dụng MT 100 để chuyển tiền đến TK của người hưởng là Công ty B hay ông B tại ngân hàng ANZ. Hiện nay người ta sử dụng MT 103 thay cho MT 100.MT 202 là điện chuyển tiền cho người hưởng là tổ chức tài chính hoặc ngân hàng. Ví dụ: Ngân hàng phát hành LC là VCB thực hiện hoàn trả tiền cho ngân hàng chiết khấu HSBC Hong Kong có tài khoản tại Citibank NY.MT 200 được sử dụng để chuyển tiền giữa hai tài khoản của ngân hàng hưởng lợi mở tại hai ngân hàng khác.Để bảo đảm việc chuyển tiền được thực hiện suôn sẻ, việc sử dụng đúng mẫu điện phù hợp với từng đối tượng giao dịch là hết sức cần thiết. Bạn không thể sử dụng MT 202 cho chuyển tiền cá nhân và ngược lại bạn không thể sử dụng MT 103 để thanh toán cho ngân hàng chiết khấu chứng từ. Rất xin lỗi nhưng thông tin bạn cần có thể tìm thấy ngay và rất cụ thể bằng cách google cụm từ "SWIFT MT 100", "SWIFT MT 103", "SWIFT MT 200"…Chúc bạn may mắnMr. OM

    Reply

  6. anonymous

    April 10, 2010 at 9:04 am

    Anonymous writes:em cảm ơn Mr OM nhiều!

    Reply

  7. anonymous

    April 21, 2010 at 5:04 pm

    Anonymous writes:Hi Mr Old Man!Cho em hỏi xíu ạ. Các yêu cầu để điện MT103 và MT202 được xử lý tự động là gì ạ? Cảm ơn Mr OM nhiều!

    Reply

  8. mroldmanvcb

    April 21, 2010 at 6:04 pm

    Một trong những yêu cầu quan trọng nhất để điện MT103 hoặc MT202 được xử lý tự động là các trường thông tin (field) của những MT này phải được thể hiện đúng như hướng dẫn của SWIFT. Ví dụ:Ở field người hưởng lợi (beneficiary), dòng đầu tiên thể hiện số tài khoản nhưng trước số TK phải có dấu (/), dòng thứ hai là tên của người hưởng lợi, ví dụ:/00410000012345Nguyen Van ANếu bất kỳ một trường nào đó của MT không được thể hiện đúng, hệ thống xử lý tự động sẽ không xử lý được. Lúc đó, điện sẽ được xử lý bằng thủ công, tức là thanh toán viên sẽ trực tiếp xử lý. Thời gian thực hiện đương nhiên sẽ chậm hơn.

    Reply

  9. anonymous

    May 11, 2010 at 10:05 pm

    Anonymous writes:chú ơi, cho cháu hỏi:mục đích sử dụng SWIFT là gì ạ?Hậu quả khi nhân viên nghiệp vụ xử lý điện đi/đến chậm?soạn điện không chính xác?không mã hoá điện?giải mã điện sai thì ntn?

    Reply

  10. anonymous

    May 11, 2010 at 11:05 pm

    Anonymous writes:Cháu đang làm luận văn về hệ thống SWIFT. chú có thể cho cháu ý kiến về giải pháp hoàn thiện cơ chế sử dụng mạng SWIFT không? cảm ơn chú rất nhiều

    Reply

  11. mroldmanvcb

    May 12, 2010 at 7:05 am

    Về vấn đề bạn hỏi, Mr. Old Man rất vui giới thiệu với bạn nguồn tham khảo đầy đủ tại http://www.swift.com Chúc bạn may mắn và thành công!Mr. Old Man

    Reply

  12. anonymous

    May 24, 2010 at 10:05 pm

    hai yen writes:Mr. Old Man ơi. chú có thể giải đáp cho cháu trường hợp này được không?Cảm ơn chú nhiều!Công ty Chiến Thắng (Việt Nam) nhập khẩu 20 xe hơi nhãn hiệu Toyota từ Nhật Bản nhưng phải qua Công ty X từ Hàn Quốc làm trung gian thanh toán bằng Transferable L/C mở tại VCB cho công ty X hưởng. Công ty X chuyển nhượng Thư tín dụng đó cho công ty Toyota Nhật Bản.Nội dung chủ yếu của Transferable L/C do VCB phát hành như sau:• Loại thư Tín dụng: Transferable L/C • Thời hạn hiệu lực L/C: hết hạn 45 ngày kể từ ngày giao hàng trong L/C• Thời hạn xuất trình chậm nhất là 35 ngày kể từ ngày giao hàng trong L/C• Người thụ hưởng: Company X Korea• Thông báo và chuyển nhượng qua Koreabank, Pusan• Số tiền: 600.000USD• Số lượng: 20 chiếc xe Toyota Camry• Đơn giá: USD 30.000/chiếc CIF cảng Hải Phòng• Chứng từ yêu cầu:– Hoá đơn thương mại: 2 bản gốc, 2 bản sao– Một bộ vận đơn gốc đường biển đã xếp hàng, theo lệnh của VCB, ký hậu để trống, ghi chú cước phí đã trả, thông báo cho công ty Chiến Thắng Việt Nam.– Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể chuyển nhượng, ký hậu để trống– Các giấy tờ khác v.vHỏi Koreabank sẽ lập Thư tín dụng chuyển nhượng cho công ty Toyota hưởng theo lệnh của Công ty X với những nội dung điều chỉnh như thế nào?Giấy chứng nhận bảo hiểm phải ghi như thế nào mới được VCB chấp nhận nếu Thư tín dụng không quy định tỷ lệ bảo hiểm?–

    Reply

  13. mroldmanvcb

    May 25, 2010 at 3:05 pm

    Chào Hai Yen,Theo Điều 38 (g) UCP 600, LC chuyển nhượng phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của LC, ngoại trừ:- Số tiền LC- Đơn giá nêu trong LC- Ngày chấm dứt hiệu lực- Thời hạn xuất trình- Thời hạn giao hàng chậm nhấtTất cả các điều kiện và điều khoản trên có thể điều chỉnh giảm xuống hoặc rút ngắn, ví dụ: số tiền LC giảm xuống còn USD500.000; đơn giá giảm xuống còn USD25.000/chiếc; ngày chấm dứt hiệu lực còn 15 ngày sau ngày giao hàng chậm nhất; thời hạn xuất trình còn 7 ngày sau ngày giao hàng…Tỷ lệ bảo hiểm có thể tăng để phù hợp với số tiền bảo hiểm theo yêu cầu của LC gốc. Nếu chứng từ bảo hiểm được yêu cầu theo LC gốc không quy định tỷ lệ bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm được hiểu là bằng 110% giá trị hàng hóa theo điều kiện CIF. Nếu LC có giá trị USD600.000 thì tổng giá trị bảo hiểm sẽ là USD660.000 (= 600.000 * 110% + 600.000). Nếu bạn chuyển nhượng LC với số tiền USD500.000, thì bạn cần xác định tỷ lệ. Chia USD660.000 cho USD500.000 bạn có tỷ lệ là 132%. Như vậy, LC được chuyển nhượng có thể yêu cầu chứng từ bảo hiểm như sau: Insurance policy/Certificate in assignable and endorsed in blank for 132% of invoice value covering “all risks”…Bạn nghiên cứu thêm Điều 38 để tìm hiểu về vấn đề này.Thân chào,Mr. Old Man

    Reply

  14. anonymous

    May 25, 2010 at 4:05 pm

    haiyen writes:Cháu cảm ơn chú đã giải đáp cho cháu trường hợp này, tuy nhiên còn một sỗ điểm cháu chưa hiểu lắm mong chú giúp cháu:1. Trong trường hợp này X chỉ là trung gian thanh toàn, như vậy X không kí kết hợp đồng mua hàng thay cho bên Việt Nam với bên Nhật có phải không ạ? Nếu đúng thì tại sao có sự chênh lệch giá trị hóa đơn và hối phiếu giữa hai L/C? ( Theo cháu hiểu thì nếu X là trung gian thanh toán nó sẽ nhận được phí trung gian riêng, vậy nên không co chênh lệch giá ở đây, không biết có đúng không ạ?) 2. Chú có thể phân biệt giúp cháu trong trường hợp này thì trung gian thanh toán khác trung gian XNK như thế nào không ạ?3. Vậy giấy chứng nhận bảo hiểm do bên nào cung cấp?Cháu cảm ơn chú!

    Reply

  15. mroldmanvcb

    May 25, 2010 at 5:05 pm

    1. Trong giao dịch LC chuyển nhượng, Công ty X là người thụ hưởng thứ nhất (nhà buôn trung gian) chuyển nhượng LC cho người thụ hưởng thứ hai là Công ty Toyota. Giữa Công ty X và Công ty Chiến Thắng có ký một hợp đồng mua bán với điều kiện thanh toán là bằng LC cho phép chuyển nhượng. Công ty Chiến Thắng có thể không biết Công ty Toyota là người bán và bán với giá bao nhiêu. Đây chính là kẻ hở để những nhà buôn trung gian "tay không bắt giặc" kiếm lợi. Nếu Công ty Chiến thắng biết Công ty Toyata là nhà cung cấp thì cần gì phải nhập khẩu qua Công ty X của Hàn Quốc.2) Khi nghe đề cập đến cụm từ trung gian XNK, Mr. Old Man liên tưởng đến các giao dịch ủy thác XNK. Ủy thác nhập khẩu thường phát sinh khi một bên không được phép nhập khẩu trực tiếp phải ủy thác cho một bên được phép thay mình thực hiện giao dịch nhập khẩu. Trong các giao dịch này, bên mua (bên ủy thác) có thể biết và trực tiếp ký hợp đồng với người bán, do vậy, có thể biết giá cả hàng hóa. Bên ủy thác chuyển tiền cho bên được ủy thác để thanh toán tiền hàng cho nước ngoài khi đến hạn thanh toán; bên ủy thác sẽ trả phí ủy thác nhập khẩu cho bên được ủy thác theo thỏa thuận. Phí ủy thác nhập khẩu thường không lớn, chỉ vào khoảng 2% giá trị hợp đồng nhập khẩu.3. Nếu LC được chuyển nhượng có yêu cầu bảo hiểm thì người thụ hưởng thứ hai sẽ phải xuất trình chứng từ bảo hiểm (dĩ nhiên, do công ty bảo hiểm cấp) với phí do người mua bảo hiểm chịu, tức là người thụ hưởng thứ hai.

    Reply

  16. anonymous

    May 25, 2010 at 7:05 pm

    haiyen writes:Vậy ở đây sẽ có 2 bộ chứng từ xuất trình khác nhau phải không ạMột bộ do bên NB cấp cho NH thông báo của X gồm hoá đơn, hối phiếu và giấy chứng nhận bảo hiểmMột bộ là bên X cấp cho bên VN với hoá đơn hối phiếu có giá trị lớn hơn hoá đơn vầ hối phiếu ban đầu, còn giấy chứng nhận bảo hiểm thì sao ạ, bên X có cấp giấy CNBH mới không hay vẫn sử dụng giấy CNBH cũ do bên NB cấp để gửi cho bên Vn?Nếu sử dụng giấy CNBH cũ kia thì giá trị là 132%hoá đơn , nhưng hoá đơn ở đây đã thay đổi rồi thì làm sao ạ?Nếu không sử dụng giấy CNBH cũ mà lập giấy CNBH mới thì qui định như thế nào ạ. Phân chia rủi ro thế nào hả chú?

    Reply

  17. mroldmanvcb

    May 26, 2010 at 8:05 am

    Chỉ có 1 bộ chứng từ xuất trình bởi người thụ hưởng thứ hai. Người thụ hưởng thứ nhất chỉ thay thế hóa đơn và hối phiếu (nếu có).Bộ chứng từ do người thụ hưởng thứ nhất xuất trình bao gồm cả chứng từ bảo hiểm với tổng số tiền bảo hiểm tăng theo yêu cầu. Chứng từ bảo hiểm này không nêu hóa đơn và giá trị hóa đon mà chỉ nêu giá trị bảo hiểm là USD660.0000 (được hiểu ngầm là bằng 132% của USD500.000 – giá trị hóa đơn của người thụ hưởng thứ nhất).Bảo hiểm được ký hậu để trống nên người cầm bảo hiểm trung thực sẽ là người hưởng lợi bảo hiểm khi rủi ro xảy ra đối với hàng hóa.Với những người ít có cơ hội tiếp xúc hoặc chưa trực tiếp thực hiện chuyển nhượng LC, việc hiểu rõ cách thức LC chuyển nhượng LC đúng là có phần không dễ dàng. Tuy nhiên, Mr. Old Man hi vọng với phần trả lời này bạn đã rõ. Nếu chưa rõ thì khi đi vào thực tế bạn sẽ biết thôi.Nice day!!!p/s: Đừng gọi chú mà hãy gọi là Mr. Old Man. Cám ơn.

    Reply

  18. anonymous

    June 26, 2010 at 10:06 am

    vinh bidc writes:Hi MR.Old Man với nhe!khi sử dụng TTR chuyển tiền quốc tế: khi nào sử dụng MT103 thông thường không dùng cover, trong trường hợp nào dùng điện MT103 cover MT202.

    Reply

  19. mroldmanvcb

    June 26, 2010 at 11:06 am

    Hi,Mr. Old Mankhông phải là chuyên gia về SWIFT và không thực hành trực tiếp. Hi vọng trích đoạn sau đây có thể giúp bạn hiểu được khi nào thì MT103 cần có MT202 để cover số tiền trả cho người hưởng và khi nào thì không cần:A cover payment is the agreement to cover the funds related to an underlying monetary movement. In other words there are two payments. One is a payment order wrapped up in a SWIFT MT103 message. This message instructs the bank for the receiver of the payment, the beneficiary, to pay the receiver a certain amount.There is then a second message, the cover payment MT202 message. This is the bank-to-bank instruction that tells the intermediating bank to cover the payment of the beneficiary’s bank.It is easiest to wrap it up by saying that the bank paying the person getting the money has to receive a valid MT103 or MT202 SWIFT message. However, to get that message, it quite often involves other banks because these monies are moving across borders, countries, regions and geographies, and those banks in the middle move these messages around too.Therefore, the two messages are separated. The receiving bank and sending banks will see both legs of the payment, MT103 and MT202; but the banks in the middle, the so-called ‘intermediating banks’, only see the MT202 messages. As a result, some people believe it could be possible to buck the system. Hence these MT202 messages, that tell the intermediating banks to cover the payments made by the receiving bank, have become the target for regulatory focus.

    Reply

  20. anonymous

    June 28, 2010 at 4:06 pm

    Vinh writes:Hi MR.Old Man!Cho mình hỏi tại trường 32A của swift qui định: ngày hiệu lực,loại tiền,số tiền thanh toán giữa các NH.Phần số tiền trên swift có format chuẩn như thế nào..? theo mình hiểu như vầy có đúng ko nhe! 'phần số nguyên của số tiền phải có ít nhất 1 chữ số, dấu phẩy phân cách phần thập phân. vd: 123.3445,34USD'xin cam ơn.!

    Reply

  21. mroldmanvcb

    June 28, 2010 at 6:06 pm

    Hi Vinh,As notified, for the benefit of all LC practitioners worldwide you are kindly requested to give your question in English.Regarding your question, the following example can be of your help:32A: VALUE DATE, CURRENCY…100628USD50000,54of which 100628 is value date, USD50000,54 is currency and amount.Best regards,Mr. Old Man

    Reply

  22. anonymous

    June 28, 2010 at 10:06 pm

    Zac writes:Hello Mr Old Man, Would like some clarification on: 1. Difference between House BL and Ocean BL in terms of usability and negotiability? I only know House BL is issued by freight forwarder and Ocean BL issued by carrier/shipowner.2. Would it be possible House BL to be subsequently replaced by Ocean BL to cover the same shipment of goods?

    Reply

  23. mroldmanvcb

    June 28, 2010 at 11:06 pm

    Sorry, Zac. Not now. I'll answer when I have time.

    Reply

  24. anonymous

    June 29, 2010 at 8:06 pm

    Zac writes:No problem,at your convienence.

    Reply

  25. anonymous

    August 8, 2010 at 12:08 am

    Anonymous writes:Hi anh!Anh có thể giải thích giùm em ý nghĩa của trường 23B: Bank Operation Type Code- CRED(do hệ thống Swift quy định) trong điện MT103 ko ạ? Cám ơn a nhiều. 😀

    Reply

  26. mroldmanvcb

    August 8, 2010 at 12:08 pm

    "Field 23 – Instruction Code" is where the remitting bank (at the request of the remitter) puts in a simple code instructing the beneficiary's bank how to effect the payment, such as "Credit Account under Advice", "Telephone beneficiary on receipt", "Pay against passport" and such like.

    Reply

  27. anonymous

    August 18, 2010 at 9:08 am

    Hong Anh writes:Hi Mr. Old man! nếu trong hợp đồng của em có ghi là "Payment per shipment value will be made by MT 103/23.." thì ghi MT103/23 thế có đúng quy cách không hay chỉ ghi MT 103 thôi. cám ơn anh nhiều 😀

    Reply

  28. mroldmanvcb

    August 18, 2010 at 10:08 am

    Mr. Old Man khong hieu y ban ghi trong hop dong hay trong MT 103. Neu la trong hop dong thi chi can ghi MT 103; doi voi truong hop cu the cua ban, field 23 MT 103 khong can ghi gi ca, co chang thi ghi o field 70 (remitance info), vi du , payment for part of contract no….

    Reply

  29. anonymous

    August 18, 2010 at 2:08 pm

    Hong Anh writes:cảm ơn anh nhiều, đoạn vừa trích ở trên là ghi trọng hợp đồng anh ạ, nội dung "payment per shipment value will be made by MT 103/23 upon delivery of all payment documents at the sight" là trong hợp đồng của đối tác gửi bên em, em tìm hiểu thấy có MT 103+, 23B, 23E…sử dụng cho việc thanht toán. Mr. Old Man có thể giải thích dùm em hình thức dùng điện MT 103 này cơ bản là như thế nào không? chung nhất thôi, phương thức dùng điện MT 103 để thanh toán có thể được sử dụng thay hình thức L/C không? em cảm ơn Mr. Old Man nhiều nhiều 😀

    Reply

  30. mroldmanvcb

    August 18, 2010 at 4:08 pm

    SWIFT MT 103 chi la dien chuyen tien. Day la phuong tien chuyen tien chu khong phai la phuong thuc thanh toan. Do vay, khong the so sanh no voi LC – phuong thuc thanh toan.Mot vi du co the giup ban de hieu hon: Hop dong mua ban ky giua nguoi ban va nguoi mua quy dinh phuong thuc thanh toan la tra tien truoc hoac tra tien sau khi nhan hang. De thanh toan cho nguoi ban, nguoi mua gui cho ngan hang cua minh (vi du, Vietcombank) mot lenh chi (payment order) lenh cho Vietcombank trich TK cua minh de tra vao TK cua nguoi ban tai ngan hang cua nguoi ban (vi du, Citibank New york). Khi nhan duoc chi thi cua nguoi mua, Vietcombank se lap mot dien SWIFT MT 103 gui cho ngan hang giu TK cua minh o nuoc ngoai de thuc hien ghi co TK cua nguoi ban tai Citi bank NY.Hi vong ban da hieu.

    Reply

  31. anonymous

    August 18, 2010 at 5:08 pm

    Hong Anh writes:Dear Mr. Old Man. cám ơn anh vì giải thích cặn kẽ vừa rồi. em đã hiểu rõ hơn bản chất của MT 103 rất nhiều. :X

    Reply

  32. anonymous

    October 4, 2010 at 11:10 pm

    khanh linh writes:chu oi co the giai thich noi dung trong mau don xin mo lc giup chau duoc ko ah.no toan viet bang tieng anh nen chau khong hieu lam.

    Reply

  33. mroldmanvcb

    October 5, 2010 at 5:10 am

    LC phát hành bằng tiếng Anh nên chừng nào tiếng Anh của bạn khá lên thì mới hiểu LC một cách dễ dàng. Rất tiếc nội dung LC quá dài để giải thích cặn kẻ cho bạn được. Nếu đứng lớp phải mất hai tiết mới làm cho SV tạm hiểu.

    Reply

  34. anonymous

    October 9, 2010 at 10:10 pm

    Anonymous writes:chu ơi chau dang rat can 1 bo chung tu thuc te cua LC chu co the gui giup chau 1 bo duoc khong a?chau cam on chu rat nhieu

    Reply

  35. mroldmanvcb

    October 9, 2010 at 11:10 pm

    Sorry but no.

    Reply

  36. anonymous

    October 10, 2010 at 7:10 am

    Anonymous writes:anh oi co e hoi :khi hop dong thanh toan bang thu tin dung tra cham 90 ngay thi phai ghe len hoi phieu nhu the nao ah.

    Reply

  37. mroldmanvcb

    October 10, 2010 at 3:10 pm

    Vi du:Exchange for USD 100,000.- Danang , 24 Sept 2010At 90 days sight of the FIRST bill of exchange (SECOND unpaid) pay to the order of Vietcombank Danang the sum of United States Dollars One Hundred Thousand onlyDrawn under Letter of Credit No. 123 dated 23 August 2010Value received as per our invoice No. 4567 dated 23 Sept 2010 and Bill of lading dated 23 Sept 2010To: Bank ABC ——————————– XYZ Company Exchange for USD 100,000.- Danang , 24 Sept 2010At 90 days sight of the SECOND bill of exchange (FIRST unpaid) pay to the order of Vietcombank Danang the sum of United States Dollars One Hundred Thousand onlyDrawn under Letter of Credit No. 123 dated 23 August 2010Value received as per our invoice No. 4567 dated 23 Sept 2010 and Bill of lading dated 23 Sept 2010To: Bank ABC ——————————– XYZ Company

    Reply

  38. anonymous

    October 11, 2010 at 11:10 am

    Anonymous writes:da cam on anh nhieu

    Reply

  39. anonymous

    October 11, 2010 at 2:10 pm

    Anonymous writes: cho em hoi :tại sao các ngân hàng đều yêu cầu phải thể hiện số LC trên tất cả chứng từ, thay vì chỉ cần thể hiện số LC trên Invoice, Packing List, B/L và draft?

    Reply

  40. mroldmanvcb

    October 11, 2010 at 3:10 pm

    Trước hết, xin khẳng định với bạn rằng không phải tất cả các ngân hàng đều yêu cầu các chứng từ phải thể hiện số LC. Việc yêu cầu các chứng từ thể hiện số LC là nhằm để dễ nhận biết các chứng từ đó liên quan đến LC cũng như phục vụ cho mục đích khai báo hải quan (nếu có).

    Reply

  41. anonymous

    October 12, 2010 at 11:10 pm

    Anonymous writes:bo chung tu nhu the nao la khong hop le

    Reply

  42. mroldmanvcb

    October 13, 2010 at 2:10 am

    Câu hỏi quá đơn giản nhưng Mr. Old Man vẫn phải trả lời.Chứng từ không hợp lệ là chứng từ không phù hợp với các điều kiện và điều khoản (quy định) của LC, các dữ liệu trên các chứng từ mâu thuẫn với nhau.Ví dụ: -LC mô tả hàng hóa là ABC Model 123, hóa đơn xuất trình ghi là ABC Model 456 => bất hợp lệ- Hóa đơn xuất trình mô tả hàng hóa là ABC Model 123, vận đơn thể hiện là ABC Model 456 => Bất hợp lệ.

    Reply

  43. anonymous

    October 13, 2010 at 9:10 pm

    Anonymous writes:anh oi cho em hoi ngan hang tu choi thong bao L/C trong nhung truong hop nao?khi ngan hang nhan duoc L/C chuyen bang dien bi chap hoac loi, chuyen bang thu bi mo hoac rach, ngân hang phai lam gi?e cam on anh nhiu

    Reply

  44. mroldmanvcb

    October 14, 2010 at 4:10 pm

    Ngan hang tu choi thong bao LC khi:- Khi khong tim ra dia chi nguoi thu huong – Khi nguoi thu huong khong chiu tra phi thong bao- Khi nguoi thu huong bi pha san, bi o tu …- Khi co thong tin nguoi thu huong la ke lua dao- Khi giao dich LC co yeu to bat hop phap- Khi khong xac nhan duoc tinh chan thuc cua LC- Tham chi khi khong thich thong bao LC do vi bat ky ly do giNeu LC nhan duoc bi chap loi, khong ro rang … thi yeu cau NHPH gui lai ban moi va huy ban cu.

    Reply

  45. anonymous

    November 10, 2010 at 12:11 am

    Anonymous writes:chú có thể cho con biết thêm thông tin về MT102 được không?

    Reply

  46. anonymous

    December 23, 2010 at 12:12 am

    Anonymous writes:Chào bạn, mình có 1 thắc mắc về MT103 như thế này:Khi nào thì số tiền giữa 2 trường 32A và 33B là khác nhau?Lấy VD cụ thể: nếu số tiền khách hàng yêu cầu chuyển: USD20000 ;71A: BEN ; 71F: USD40thì có phải là: 33B: USD20000 32A= 33B- 71F= USD19960 không?

    Reply

  47. mroldmanvcb

    December 23, 2010 at 8:12 am

    For your reference, this is MT103 extract:33B GBP 1000,0071A BEN71F GBP 3,1032A GBP 996,90

    Reply

  48. anonymous

    April 27, 2011 at 10:04 am

    Anonymous writes:Dear Mr Old Man,Bên cháu có một lệnh chuyển tiền từ Ai cập về trong mục 32A ghi như sau: 32A : 110428USD97500, cho cháu hỏi ngày giá trị của mục 32A này có ý nghĩa như thế nào ạ là ngày mà bên tài khaonr ở Việt Nam có tiền hay là ngày tiền ở Ai Cập mới chuyển

    Reply

  49. anonymous

    November 24, 2011 at 8:11 pm

    Anonymous writes:Mr Old Man giải thích dùm em các trường trong điện MT 202 có lựa chọn A D hoặc B ( trường 52A 53A 56A 57A 58) được ko ạ. Em đọc SWIFT Standards nhưng ko hiểu nên anh có thể cho em 1 vì dụ đơn giản để em dễ hiểu dc ko?

    Reply

  50. mroldmanvcb

    November 25, 2011 at 8:11 pm

    Bạn không phải quan tâm đến các tag 52a, 53A, 56a, 57a, hay 58a mà quan tâm đến tên của trường đó là gì (field name), ví dụ, Tag 52 với field name là Ordering Institution nghĩa là trường này dành để ghi tên Ngân hàng ra lệnh, ví dụ, ABC Bank; 56 (Intermediary) để ghi tên ngân hàng trung gian, ví dụ, Bank of New York;57 (Account with) để ghi tên ngân hàng mà ngân hàng của người hưởng lợi có tài khoản, ví dụ, BankerTrust; 58(Beneficiary Institution) để ghi tên Ngân hàng hưởng lợi, ví dụ, .Option A, D: Nếu chọn option A nghĩa là sử dụng mã BIC (Bic Code), ví dụ, BFTVVNVX là mã swift của Bank for Foreign Trade of Vietnam; nếu dùng option D là ghi tên đầy đủ, ví dụ, Bank for Foreign Trade of Vietnam.

    Reply

  51. anonymous

    November 13, 2012 at 7:11 am

    Kian Phan writes:Mr.Old Man ơi. Cháu là sinh viên đang cần thuyết trình về L/C, mà đọc nội dung tờ L/C có mấy chỗ cháu không hiểu lắm, Mr.Old Man giải thích hộ cháu với ạ:- Field 27: sequence of total: cái này là quy định kích cỡ của 1 bức điện phải không ạ, vậy thì quy định bao nhiêu là 1 bức điện ạ, tại cháu thấy phần lớn là ghi 1/1- Field 43T: Transhipment: cái này dịch ra là không đc chuyển tải, cháu không hiểu lắm, nhờ chú giải thíchField 49: Confirmation Instruction WITHOUT/ MAYY ADD/ CONFIRM : cái này là có phải xác nhận hay không phải không ạ, mà without/ may add/ confirm là sao chú- Field 78: Instructions to the Paying/ Accepting/ Negotiating Bank: mục này quy định điều gì vậy ạ- Field 57D: 'Advise Through' Bank: mục này ghi NH của nhà NK phải không ạ- field 72 là trường dùng để thêm thông tin cho người nhận phải không ạ? cháu thấy có chữ BEN: là viết tắt của Bemeficiary phải không ạ?Ở trên mục Message text, chỗ tên ngân hàng đã đc mã hóa theo Swift ak, vd: ASCBVNVXXXX: thì cháu không biết location code là theo chuẩn nào ạ…cháu tìm hoài mà ko thấy :(với Mr.Old Man cho cháu hỏi có thể tìm các nước đã tham gia Swift ở đâu vậy ạ?Cảm ơn Mr.Old Man nhiều nhiều ạ 😡

    Reply

  52. mroldmanvcb

    November 14, 2012 at 10:11 pm

    F 27: số bức điện trong tổng số được gửi đi, ví dụ, 1/2 (bức điện thứ nhất trong tổng số 2 bức điện) , 2/2 (bức điện thứ hai trong tổng số 2 bức điện). 1/1 tức là chỉ có một bức điện.F43T: Không được chuyển tải, tức là chỉ sử dụng một phương tiện vận tải, trong quá trình vận chuyển không được sang hàng hóa sang một phương tiện khác.F49: Without (không xác nhận L/C), May Add (có thể xác nhận L/C), Confirm (xác nhận)F78 chỉ thị dành cho ngân hàng được chỉ định chiết khấu, thanh toán, ví dụ, yêu cầu gửi chứng từ đến NHPH… và cam kết trả tiền của NHPHF59: Đề nghị thông báo L/C qua ngân hàng…Ben = beneficiarySwift code là do tổ chức Swift quy định.Ngày nay,nước nào có ngân hàng cũng đã tham gia swift.

    Reply

  53. anonymous

    November 29, 2012 at 12:11 pm

    Anonyme writes:Mr old man có thể cho em 2, 3 ví dụ và cách giải quếtvề nhờ thu và Lc dc hok . để em hiểu thêm về những cái đó . em sắp thi TTQT ùi . những ví dụ mà ít gặp nha Mr old Man. Thanks Mr nhiều

    Reply

  54. anonymous

    November 29, 2012 at 11:11 pm

    Janny writes:Hi Mr.Old man,1) Our company received an L/C as follow:- L/C issuing date: 27 Nov 2012- Late of shipment date: 26 Nov 2012That L/C is ok or not?2) L/C has reimburement Bank. But I don't know whether we (exporter) have to pay the fee for reimbursement bank or not? Because exporter and importer don't require reimbursement.Thanks u so muchJanny

    Reply

  55. mroldmanvcb

    November 30, 2012 at 1:11 pm

    Dear janny,1) Shipment prior to L/C issuance date is acceptable unless prohibited by the L/C. However, the beneficiary should ask himself if he can comply with the latest date of shipment which is earlier than the L/C issuance date. If not, he should ask for an amendment.2) A reimbursing bank’s charges are for account of the issuing bank unless otherwise instructed by the issuing bank in its reimbursement authorization, e.g., the reimbursing bank’s charges are for the account of the beneficiary. Regarding reimbursement charges, please refer to Article 16 URR 725: QUOTEa. A reimbursing bank's charges are for the account of the issuing bank. b. When honouring a reimbursement claim, a reimbursing bank is obligated to follow the instructions regarding any charges contained in the reimbursement authorization. c. If a reimbursement authorization states that the reimbursing bank's charges are for the account of the beneficiary, they shall be deducted from the amount due to a claiming bank when reimbursement is made. When a reimbursing bank follows the instructions of the issuing bank regarding charges (including commissions, fees, costs or expenses) and these charges are not paid, or a reimbursement claim is never presented to the reimbursing bank under the reimbursement authorization, the issuing bank remains liable for such charges. d. All charges paid by the reimbursing bank will be in addition to the amount of the authorization, provided that the claiming bank indicates the amount of such charges. e. If the issuing bank fails to provide the reimbursing bank with instructions regarding charges, all charges shall be for the account of the issuing bank. UNQUOTEBest regards,Mr. Old Man

    Reply

  56. anonymous

    December 6, 2012 at 8:12 pm

    Anonymous writes: Chào chú Oldman ạ! Cháu đang làm 1 bài tiểu luận về chuyển tiền bằng swift. Cháu có thắc mắc là trong chuyển tiền bằng swift thì trường 1xx sẽ dùng cho chuyển tiền ra nước ngoài và 2xx là chuyển tiền giwuax các tổ chức tín dụng. Vậy mã swift dùng cho khách hàng tổ chức là mt 101 hay 202 ạ? Và khác biệt lớn nhất giữa chuyển tiền ra nước ngoài đối với khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức là ở người hưởng lợi ạ? Cháu xin cảm ơn chú!

    Reply

  57. anonymous

    February 18, 2013 at 1:02 pm

    LAMDUNG writes:Tôi là chủ doanh nghiệp và đang đầu tư những dự án lớn trong VN,Mr. Old Man giúp tư vấn cho tôi hiểu về MT 760 như sau:Tôi đang được đối tác Handels Securities Limited đồng ý hợp tác chuyển nhượng một SBLC MT760, Tôi được xem trong nội dung ghi được chuyển nhượng hoặc chia sẻ và xác nhận là khoảng tiền sạch được thông qua hải quan và cam kết sẻ trả ngay cho người thụ hường có tên cuối cùng , họ cam kết không thu lệ phí hay khấu trừ các khoản khác từ ngày phát hành và đến về sau,SBLC qui định thời gian hiệu lực 13 tháng kể từ ngày phát hành,SBLC do eurobank phát hành cho CAYE international Bank LTD ,Tôi là người VM và đang ở VN , Tôi phải làm gì để có tiền cho dự án tại VN khi tôi nhận được SBLC MT760? Tôi có cần mở tài khoảng ở nước ngoài không để nhận SBLC MT760?Tôi có thể mua thiết bị và thanh toán bằng SBLC MT760 không? vì rất khó vay trong Bank VN khi đối tác muốn tôi chia sẻ 1 phần cho họ sử dụng khi Cty tôi vay được tiền và chuyển cho họ.Thời hạn SBLC MT760 có 13 tháng ,trong khi tiền sử dụng đầu tư dự án tôi cần thời gian tối thiểu 60 tháng, tôi đáng rối rắm và mù tịch về thanh toán ngân hàng , tôi mong Mr. Old Man giải thích giúp tôi, Trước hết tôi rất cảm kích và khâm phục bạn đả giúp nhiều em VN qua Web của bạn, Tôi xin chân thành cảm ơn bạn trước! Mr. Old Man có thể giúp gởi kèm trả lời về DC email của tôi: info@lamdungco.com

    Reply

  58. anonymous

    February 18, 2013 at 4:02 pm

    Nguyễn Tấn Phát writes:cháu chào chú, chú có thể giúp cháu giải đáp câu hỏi này không ạcháu đọc trong giáo trình có ghi nếu L/C quy định cấm chuyển tải thì trên B/L không được có biểu hiện nào của chuyển tải. Nhưng cháu đọc trong UCP 600 thì UCP lại nói rằng: "Một vận đơn đường biển có ghi việc chuyển tảisẽ hoặc có thể xảy ra được chấp nhận thậm chí khi thư tín dụng cấm chuyển tải, nếu hàng hóa được chở trong container, moóc, sà lan như vận đơn thể hiện" cháu không hiểu ở chỗ này ạ? mong chú giúp cháuNhư vậy nếu trong L/C cấm chuyển tải, nhưng trên thực tế có chuyển tải vậy cho cháu hỏi người mua có biết hàng hóa mình mua bị chuyển tải ko ạ? mong chú giúp cháu cháu cảm ơn chú nhiều

    Reply

  59. mroldmanvcb

    February 19, 2013 at 11:02 pm

    Originally posted by anonymous:

    Nguyễn Tấn Phát writes:cháu chào chú, chú có thể giúp cháu giải đáp câu hỏi này không ạcháu đọc trong giáo trình có ghi nếu L/C quy định cấm chuyển tải thì trên B/L không được có biểu hiện nào của chuyển tải. Nhưng cháu đọc trong UCP 600 thì UCP lại nói rằng: "Một vận đơn đường biển có ghi việc chuyển tảisẽ hoặc có thể xảy ra được chấp nhận thậm chí khi thư tín dụng cấm chuyển tải, nếu hàng hóa được chở trong container, moóc, sà lan như vận đơn thể hiện" cháu không hiểu ở chỗ này ạ? mong chú giúp cháuNhư vậy nếu trong L/C cấm chuyển tải, nhưng trên thực tế có chuyển tải vậy cho cháu hỏi người mua có biết hàng hóa mình mua bị chuyển tải ko ạ? mong chú giúp cháu cháu cảm ơn chú nhiều

    Hàng hóa vận chuyển bằng container thường được chuyển tải từ tàu feeder, xà lan… sang tàu container. Do vậy, quy định cấm chuyển tải không áp dụng đối với hàng hóa chuyên chở bằng container ngay cả khi L/C cấm chuyển tải.

    Reply

  60. mroldmanvcb

    February 19, 2013 at 11:02 pm

    Originally posted by anonymous:

    Anonymous writes: Chào chú Oldman ạ! Cháu đang làm 1 bài tiểu luận về chuyển tiền bằng swift. Cháu có thắc mắc là trong chuyển tiền bằng swift thì trường 1xx sẽ dùng cho chuyển tiền ra nước ngoài và 2xx là chuyển tiền giwuax các tổ chức tín dụng. Vậy mã swift dùng cho khách hàng tổ chức là mt 101 hay 202 ạ? Và khác biệt lớn nhất giữa chuyển tiền ra nước ngoài đối với khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức là ở người hưởng lợi ạ? Cháu xin cảm ơn chú!

    MT 103 được sử dụng để chuyển tiền cho người hưởng lợi là khách hàng cá nhân lẫn khách hàng là tổ chức.

    MT 202 là điện chuyển tiền giữa ngân hàng với ngân hàng cho người hưởng lợi là ngân hàng. Giao dịch L/C hay nhờ thu chứng từ đều sử dụng MT 202, theo đó ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chuyển tiền theo lệnh và cho người hưởng là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu; căn cứ vào số tham chiếu ngân hàng phục vụ người hưởng sẽ ghi có TK của nhà xuất khẩu.

    Reply

  61. mroldmanvcb

    February 19, 2013 at 11:02 pm

    Originally posted by anonymous:

    LAMDUNG writes:Tôi là chủ doanh nghiệp và đang đầu tư những dự án lớn trong VN,Mr. Old Man giúp tư vấn cho tôi hiểu về MT 760 như sau:Tôi đang được đối tác Handels Securities Limited đồng ý hợp tác chuyển nhượng một SBLC MT760, Tôi được xem trong nội dung ghi được chuyển nhượng hoặc chia sẻ và xác nhận là khoảng tiền sạch được thông qua hải quan và cam kết sẻ trả ngay cho người thụ hường có tên cuối cùng , họ cam kết không thu lệ phí hay khấu trừ các khoản khác từ ngày phát hành và đến về sau,SBLC qui định thời gian hiệu lực 13 tháng kể từ ngày phát hành,SBLC do eurobank phát hành cho CAYE international Bank LTD ,Tôi là người VM và đang ở VN , Tôi phải làm gì để có tiền cho dự án tại VN khi tôi nhận được SBLC MT760? Tôi có cần mở tài khoảng ở nước ngoài không để nhận SBLC MT760?Tôi có thể mua thiết bị và thanh toán bằng SBLC MT760 không? vì rất khó vay trong Bank VN khi đối tác muốn tôi chia sẻ 1 phần cho họ sử dụng khi Cty tôi vay được tiền và chuyển cho họ.Thời hạn SBLC MT760 có 13 tháng ,trong khi tiền sử dụng đầu tư dự án tôi cần thời gian tối thiểu 60 tháng, tôi đáng rối rắm và mù tịch về thanh toán ngân hàng , tôi mong Mr. Old Man giải thích giúp tôi, Trước hết tôi rất cảm kích và khâm phục bạn đả giúp nhiều em VN qua Web của bạn, Tôi xin chân thành cảm ơn bạn trước! Mr. Old Man có thể giúp gởi kèm trả lời về DC email của tôi: info@lamdungco.com

    Không nhìn thấy SBLC không thể đưa ra câu trả lời chính xác, nhưng tôi nghi ngờ những MT 760 với nội dung như bạn mô tả. Tôi e rằng bạn không thể mua thiết bị và thanh toán bằng SBLC. Các ngân hàng VN cũng không dám tài trợ/cho công ty bạn vay dựa trên tài sản bảo đảm là SBLC. Bạn nên cẩn thận với SBLC tránh trường hợp bị lừa đảo!

    Reply

  62. anonymous

    March 15, 2013 at 12:03 am

    Anonyme writes:"Ex 7::72:/AAAAAAAA/12345678901234567890123456'CrLf'/REC/'CrLf’Lý do không đúng: Nội dung của dòng đầu quá 35 ký tự."Thực tế thì khi xử lý trong SWIFT, nếu 1 dòng quá 35 ký tự, swift sẽ tự động xuống dòng 🙂

    Reply

  63. anonymous

    March 15, 2013 at 12:03 am

    Anonyme writes:"Lưu ý: /BNF/ (Thông tin đối với người hưởng lợi). Code này có thể dùng trong các MT MT 202, 203, 204, 205. Code này không được dùng trong điện MT 103 bởi trường 70 (chi tiết trả tiền) là để dùng cho các chi tiết giao dịch chủ định dành cho người hưởng lợi. Code này cũng không được dùng trong MT 200 và 201 vì người hưởng lợi chính là Ngân hàng Gửi điện."/BNF/ cũng có thể được sử dụng trong MT103 đối với trường hợp thông tin tại trường 70 không đủ chỗ, khi nó dùng code /BNF/ ở trường 72 để bổ sung thông tin trường 70

    Reply

  64. Chi Mai

    November 14, 2015 at 1:19 pm

    Hello dear. Mr.Old Man
    I not understand about two ways transfer cash funds by the funds investment to my company ,
    1. cash funds transfer by KTT SENDER and KTT RECEIVER execute will delivery KTT MT103 .
    2. cash funds investment transfer by S2S DTC IP /ID Transaction transfer cash funds investment Electronic document transmissions MT103 /202
    I do not understand about two ways transfer this of cash funds from our Investors. Mr.Old Man you can please explain help me ?
    Thanks and good luck

    Reply

    • mroldman

      November 14, 2015 at 7:50 pm

    • mroldman

      November 14, 2015 at 8:45 pm

      I guess your company is a FDI company and it has maintained a direct investment captital account at one authorized bank. The direct investment capital account is used to receive the investment capital transferred via banks by Swift MT 103.
      S2A cash transfer means Server to Server cash transfer. It looks like transfers via MoneyGram or Western Union system. The beneficiary will be inform by the sender of a code and he is requested to present a code to the agent/bank to receive the money. I don’t think this mode is suitable for transfer of investment capital to Vietnam. Sorry but it seems to smell of fraud or bogus transaction.

      Reply

  65. Jerry Osborne

    February 21, 2022 at 2:45 pm

    Hello,

    We Offer Swift MT760 BG/SBLC, FC MTN, Letter of Credit { LC }, MT103Etc.

    N/B: Provider’s Bank move first.

    Let me know if you have any need for the above offers.

    Thanks
    Name:jerry osborne
    Email:osbornej715@gmail.com
    Skype:osbornejerry123@outlook.com

    Reply

  66. Jason Edward

    April 11, 2022 at 12:13 pm

    FINANCIAL AGENT LIMITED provides a full financial planning service to both the commercial and domestic markets. At IQ FINANCE PLC we believe that financial planning is about two things: creating wealth and protecting wealth. These two objectives are at the heart of everything we do. And, as a member of FINANCIAL AGENT LIMITED Services, we give you a small-company service but with a large-company set up – the best of both worlds.
    You are at liberty to engage our leased facilities into trade programs as well as in signature project(s) such as Aviation, Agriculture, Petroleum, Telecommunication, construction of Dams, Bridges and any other turnkey project(s) etc. Our terms and Conditions are reasonable.
    Leasing Price : 6%+2%
    Buying Price: 38%+2%

    Contact us for more details on our terms and procedure of transaction.

    NAME :Jason Edward
    EMAIL :financialagentltd@gmail.com
    SKYPE :financialagentltd@gmail.com

    Reply

Leave a Reply to mroldmanvcb Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

AI CHƠI FACEBOOK CỨ CHƠI, AI DÙNG FACEBOOK CỨ DÙNG

Thuật ngữ “Facebook User” dịch sang tiếng Việt nghĩa là “người dùng Facebook” …