Home Uncategorized CONFIRMATION INSTRUCTIONS

CONFIRMATION INSTRUCTIONS

9 min read
8
0
8,882

QUESTION
Dear Mr. Old Man,

Nhờ anh giải thích 1 case như sau:

Bank C nhận đc 1 MT710 có nội dung như sau:
Issuing B: Bank A
Sender: Bank B
Advise through: Bank C
Loại L/C: IRREVOCABLE WITHOUT OUR CONFIRMATION.
Chỉ dẫn xác nhận tại F49: CONFIRM.
Như vậy, Bank B là ngân hàng chuyển L/C trên mà không thực hiện confirm. Nhưng vẫn để chỉ dẫn xác nhận tại F49 ghi là CONFIRM.

Em có 4 vấn đề muốn hỏi:

1. Bank C là ngân hàng thông báo trực tiếp tới Ben, có phải xem xét để đưa ra quyết định họ có xác nhận L/C trên trước khi thông báo tới Ben hay không?
2. Với vai trò là ngân hàng thông báo (Advise through), Bank C có bị ràng buộc trách nhiệm xác nhận khi thông báo 1 L/C như vậy không hay họ chỉ cần thông báo tới Ben?
3. Có gì thay đổi nếu loại L/C quy định: IRREVOCABLE, có nghĩa Bank B đã xác nhận L/C trên. Bank C có cần phải xem xét quyết định xác nhận lại hay không?
4. Đứng vai trò là Bank B, họ có thể forward L/C mà thay đổi chỉ dẫn F49 (confirm instructions) thành WITHOUT nếu họ không đồng ý xác nhận L/C k? Vì em biết UCP600 quy định, ngân hàng chuyển tiếp L/C không đc thay đôi các nội dung trên L/C đó.

Cám ơn anh!
———————
ANSWER
Hi,
Có thể bạn hiểu nhầm chỉ thị xác nhận ở Field 49 khi cho rằng Bank B đã xác nhận L/C và yêu cầu Bank C xác nhận lại.
Để bạn không hiểu nhầm, Mr. Old Man trả lời bạn lần lượt từng câu như sau:
1) Field 49 trong MT 700 hoặc MT 710 là trường dành để ghi chỉ thị xác nhận. Theo đó, một trong ba code sau đây được sử dụng:

– CONFIRM (Ngân hàng thông báo được yêu cầu xác nhận L/C)
– MAY ADD (Ngân hàng thông báo có thể xác nhận L/C)
– WITHOUT (Ngân hàng thông báo không được yêu cầu xác nhận L/C)
Như vậy, trong trường hợp này Bank B là chỉ đóng vai trò là ngân hàng thông báo thứ nhất và không xác nhận L/C, Bank C là ngân hàng thông báo trược tiếp cho người thụ hưởng. Với chỉ thị CONFIRM Bank C được yêu cầu xác nhận L/C. Tuy nhiên, Theo Điều 8(d) UCP 600, nếu Bank C không đồng ý xác nhận L/C thì thông báo điều đó cho NHPH và có thể thông báo L/C cho người thụ hưởng mà không phải xác nhận L/C.
2) Theo Điều 8(d) UCP 600, Bank C không bi bắt buộc có nghĩa vụ phải xác nhận L/C. Bank C có thể từ chối xác nhận L/C thì thông báo điều đó ngay cho NHPH, đồng thời, có thể thông báo L/C cho người thụ hưởng mà không phải xác nhận L/C.

3) Theo UCP 600 L/C một khi được phát hành đã là không thể hủy ngang (irrevocable) cho dù có nêu irrevocable hay không. L/C có từ “irrevocable” không có nghĩa là đã được xác nhận bởi Bank B. Hơn nữa, như đã nói ở trên Field 49 MT 710 thể hiện là CONFIRM có nghĩa là yêu cầu Bank C xác nhận L/C. Trong trường hợp này, Bank C nếu đồng ý xác nhận thì xác nhận (chứ không phải xác nhận lại bởi Bank B chưa xác nhận L/C).

4) Bank B chỉ đóng vai trò là ngân hàng gửi L/C (ngân hàng thông báo thứ nhất) và họ không thể thay đổi điều kiện và điều khoản L/C bao gồm cả chỉ thị xác nhận.

Tới đây chắc bạn đã rõ,
Best regards,
Mr. Old Man

Load More Related Articles
Load More By Mr Old Man
Load More In Uncategorized

8 Comments

  1. anonymous

    May 15, 2013 at 4:05 pm

    Anonymous writes:Em chào anh ạ.Em cũng đang làm thanh toán quốc tế tại Ngân hàng, hiện em đang có thắc mắc về L/C, anh có thể giải đáp giúp em không ạ?Ngân hàng e phát hành L/C trị giá USD122,040, cho phép giao hàng từng phần.Bộ chứng từ về đến ngân hàng, hối phiếu ký phát đòi tiền USD122,040. Tuy nhiên có 2 bộ chứng từ cho 2 lần giao hàng riêng biệt(2 B/L thể hiện tàu khác và ngày B/L khác,Invoice, 2 Packing list, 2 Quality Cert.)Sếp em bắt bất hợp lệ là đáng lẽ phải đòi tiền riêng rẽ chứ không đuơc Combined payment. Em chưa rõ lắm về cái này. Anh có thể giải thích thêm đuợc không anh. Em cảm ơn anh ạ.

    Reply

  2. mroldmanvcb

    May 15, 2013 at 5:05 pm

    Bạn đọc Q&A dưới đây của Mr. Old Man để so sánh với ý kiến của sếp bạn nhé:WHERE TWO SETS OF DOCUMENTS ARE PRESENTED UNDER ONE COVERING LETTER QUESTION Dear Mr. Old Man, The L/C allows partial shipment. Two sets of documents are presented under one covering letter for full claim amount. However, one set is compliant while the other is discrepant. QUESTIONS 1) Can the beneficiary make such a combined presentation? 2) Can the issuing bank refuse two sets of documents because one set does not complying or just refuse the discrepant set and pay the complying one? 3)Is there any ICC opinion on this case? Thank you.H.…………………. ANSWER 1)Yes. However, it is advisable for the beneficiary to present sets of documents under separate covering letters to avoid payment delay where one set complies and the other does not. 2)The issuing bank can refuse the set which does not comply and must honour the compliant one. 3) Yes. Please refer to R670/TA581rev. Here is their related conclusion: QUOTEWhere multiple presentations are made on the same day under the same L/C, a presenter would be well advised to create individual schedules in order to avoid any potential delays in situations where some presentations comply and others do not.Where more than one complete presentation of documents is made under one cover letter or schedule for the full amount of all the presentations, the presenter should be advised of the discrepancies in respect of the presentation(s) that do not comply. An issuing bank or nominated bank may request the beneficiary or presenter to provide agreement for the settlement of individual amounts for those presentation(s) that do comply. This does not negate the issuing or confirming bank's obligation to honour the presentation(s) of documents that do comply.UNQUOTEBest regards,Mr. Old Man

    Reply

  3. anonymous

    May 19, 2013 at 3:05 pm

    Anonyme writes:Chào anh Mr. Old Man,Anh Mr. Old Man cho em hỏi là trong thanh toán L/C, bên Ngân hàng anh có những tiêu chuẩn gì không trong việc mở hoặc đặt mối quan hệ với các Ngân hàng ở nước ngoài được không ạ?Anh Mr.Old Man cố gắng giúp em với ạ!

    Reply

  4. anonymous

    May 20, 2013 at 9:05 am

    Anonymous writes:Hi Mr.Old ManAnh vui long cho em hoi la trong MT720 co the ghi them cau "Third party documents acceptable" duoc khong a ? Neu duoc thi chang le 2nd bene ho lai duoc quyen chuyen nhuong LC cho mot nguoi thu huong khac nua sao anh?Anh vui long giai dap giup em, cam on anh nhieu!

    Reply

  5. mroldmanvcb

    May 20, 2013 at 9:05 am

    Mr. Old Man không làm ở Phòng Quan hệ Đại lý nên không biết các tiêu chí cụ thể là gì. Tuy nhiên, có một vài thông tin cơ bản để bạn tham khảo:- Hiện nay VCB có quan hệ đại lý với khoảng 1500 ngân hàng nước ngoài ở trên khắp các châu lục. – Ngân hàng thường dựa trên các tiêu chí sau để thiết lập quan hệ đại lý với ngân hàng khác:+ Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động thanh toán quốc tế. + Các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ xuất nhập khẩu/thanh toán với khách hàng ở thị trường/quốc gia của ngân hàng nước ngoài.+ VCB có nhu cầu thiết lập quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài, thường là những ngân hàng lớn của quốc gia đó.+ Ngân hàng nước ngoài đề nghị thiết lập quan hệ đại lýViệc thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng ở các quốc gia kém phát triển, ít giao thương, bị cấm vận… thường rất hạn chế.

    Reply

  6. mroldmanvcb

    May 20, 2013 at 3:05 pm

    Tại sao không? Trước hết bạn cần hiểu "third party documents acceptable" là gì. Theo ISBP, "third party documents acceptable" nghĩa là tất cả các chứng từ, ngoại trừ hối phiếu nhưng bao gồm hóa đơn, có thể được phát hành bởi một bên khác với người thụ hưởng (all documents, excluding drafts but including invoices, may be issued by a party other than the beneficiary). Do vậy, nếu LC gốc ghi "third party documents acceptable" thì LC được chuyển nhượng cũng phải ghi như thế (mặc dù thừa). Người thụ hưởng thứ hai không thể chuyển nhượng cho người thụ hưởng khác.

    Reply

  7. Phuong Nguyen

    March 17, 2016 at 11:26 pm

    Cháu chào chú Đức,
    Cháu chỉ vừa mới bước chân vào làm TTQT, và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này. Hôm nay cháu muốn hỏi chú 1 câu liên quan đến việc xác nhận LC.
    Vào hồi tháng 2, ngân hàng cháu có nhận được 1 LC được phát hành bởi ngân hàng Nonghyup Hàn Quốc, available with any bank trong đó tại trường confirmation instructions có ghi: CONFIRM. Ngân hàng cháu không có ý định xác nhận LC này, tuy nhiên do sơ suất đã không thông báo lại cho ngân hàng phát hành về điều đó. Cháu muốn hỏi như vậy liệu ngân hàng cháu có bị coi là đã chấp nhận xác nhận LC này không, và nếu beneficiary xuất trình chứng từ, ngân hàng cháu có bắt buộc phải thanh toán không?

    Reply

    • mroldman

      March 18, 2016 at 9:36 am

      Hi,

      Lẽ ra khi nhận được LC với chỉ thị xác nhận mà ngân hàng bạn không sẵn sàng xác nhận thì phải thông báo điều đó cho NHPH không được chậm trễ và có thể thông báo LC mà không có xác nhận.

      Tôi hiểu trong trường hợp của bạn, ngân hàng bạn đã thông báo LC cho người hưởng lợi mà không có xác nhận.

      Mặc dù ngân hàng bạn không phản hồi cho NHPH biết về việc từ chối xác nhận LC nhưng nhưng ngân hàng bạn đã thông báo LC cho người hưởng lợi mà không có xác nhận, do vậy, ngân hàng bạn không bị ràng buộc bởi Điều 8 UCP 600, tức là không có nghĩa vụ phải thanh toán hoặc chiết khấu LC.

      Kind regards,
      Mr. Old Man

      Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

QUESTION REGARDING THE TRANSFERRING BANK’S LIABILTY UNDER THE TRANSFERRED LC

QUESTION Dear Mr. Old Man, Em có 2 câu hỏi về LC chuyển nhượng như sau: Khi người thụ hưởn…